Xây dựng cặp nhân vật tương phản song song bên nhau, nhà văn có những dụng ý gì?
Xây dựng cặp nhân vật tương phản song song bên nhau, nhà văn có những dụng ý gì?
=>nhấn mạnh hình tượng 2 nhân vật
*ca ngợi lối sống thực tế lí tưởng sống cao đẹp và lòng dũng cảm
*phê phán lối sống thực dụng, hèn nhát và đặc biệt là những suy nghĩ hoang tưởng, điên rồ, rời xa cuộc sống thực tại
Xây dựng cặp nhân vật tương phản song song bên nhau, nhà văn có những dụng ý gì?
mk gấp lắm ! cảm ơn các bn trc nha !
Em tham khảo nhé:
Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki – hô – tê và Xan – chô – Pan – xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học. Sự đối lập ở các khía cạnh của nhân vật này làm nổi bật điểm tương ứng của nhân vật kia. Qua đó, điều này giúp tác giả thể hiện nội dung của đoạn trích, đó là sự chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền của Đôn Ki – hô – tê , phê phán thói thực dụng, thiển cận của Xan – chô – Pan – xa cũng như con người trong đời sống xã hội.
hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn "đêm hôm đó... đủ no rồi"
Chỉ ra những điểm đáng phê phán và những điều cần hc tập ờ từng nhân vật. Từ đó thấy đc nghệ thuật độc đáo của nhà văn .
- Trog vb "Cối xay gió "
PHIẾU BÀI TẬP
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
...Đêm hôm ấy, hai người ngồi ở dưới các vòm cây, và Đôn-ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. Đôn-ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê của lão, bắt chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương. Xan-chô Pan-xa thì không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiến chim hót líu lo đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác. Vừa ngủ dậy, bác vớ ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước, nên buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy. Đôn-ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.
(Ngữ văn 8, tập 1)
1, Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn trích trên ? Việc sử dụng biện pháp tu từ này có tác dụng như thế nào (hãy trình bày thành đoạn văn ngắn)?
2, Qua văn bản này tác giả đã gửi gắm đến bạn đọc thông điệp gì trong cuộc sống ?
Mn giải giúp e, phản ứng và tính cách của 2 nhân vật qua từng nội dung đc hk ạ
Tại sao lại gọi chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Bởi vì:
Trước hết chiếc lá được coi là một kiệt tác bởi độ chân thực của nó. Chiếc lá màu xanh sẫm, rìa lá đã nhuốm màu vàng úa, ấy vậy mà bằng tất cả tài năng của mình cụ Bơ men đã vẽ nó giống y như thật. Mức độ chân thực và sống động của nó khiến cho cả hai cô họa sĩ là Xiu và Giôn-xi không hề nhận ra đó chỉ là một chiếc lá được vẽ trên trường bằng sự pha chế các loại màu mực hết sức tinh vi của người họa sĩ già, cả một đời vẫn hằng ao ước có thể tạo nên một kiệt tác để lại cho thế hệ sau.
Không chỉ vậy, chiếc lá cuối cùng còn được cho là một kiệt tác bởi nó được vẽ bằng tình yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Ngày cụ biết Giôn-xi có ý nghĩa điên rồ sẽ chết sau khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cụ đã đau đớn và buồn rầu biết chừng nào. Tuy chỉ là người hàng xóm, là đồng nghiệp, nhưng bằng tấm lòng bao dung, vị tha, tình yêu thương cụ đã sẵn sàng hi sinh bản thân, trong đêm mưa gió cụ không quản ngại cái lạnh thấu da vẽ nên chiếc lá kiệt tác. Để rồi sau đó cụ phải đánh đổi bằng chính tính mạng của mình. Cái chết của cụ và kiệt tác của cụ để lại hình là hình ảnh đẹp đẽ, cao thượng của con người có lối sống đẹp, luôn sẵn sàng hi sinh, không màng đến tính mệnh bản thân.
Quan trọng nhất, chiếc là cuối cùng được cho là một kiệt tác khi nó đã đem lại niềm tin, niềm hi vọng sống cho một con người tưởng như đã tuyệt vọng tận cùng. Nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây sau những cơn mưa gió điên cuồng, Giôn-xi mới bất chợt nhận ra mình đã tệ bạc đến như thế nào, “muốn chết là một tội”. Để từ đó đem lại cho cô hi vọng sống, và ngay sau đó cô đã xin Xiu cháo, chút rượu vang. Sức khỏe tinh thần đã được lấy lại nhờ chiếc lá, đó chính là ý nghĩa nhân văn cao cả của nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính được tạo ra không chỉ đơn thuần là nghệ thuật vị nghệ thuật mà nó phải là nghệ thuật vị phân sinh, phục vụ cho cuộc sống con người.
Chiếc lá cuối cùng quả thật là một kiệt tác của cụ Bơ-men nói riêng và nhà văn O Hen-ry nói chung. Nó đã giúp nhà văn truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến bạn đọc về tình yêu thương, sự hi sinh cao cả; về mục đích ra đời của một tác phẩm nghệ thuật chân chính.
Bạn tham khảo
Tại sao lại gọi chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?