Câu 45. Vai trò của máy thở trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là bệnh covid19 (sas-cov2)
Câu 45. Vai trò của máy thở trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là bệnh covid19 (sas-cov2)
Vai trò của máy thở trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là bệnh covid19 (sas-cov2):
- Giúp duy trì khả năng hô hấp và hỗ trợ điều trị căn bệnh
Câu 39. Tại sao công nhân làm việc trong các hầm than thường có hiện tượng ngạt thởi? Để cấp cứu người bị ngất do ngạt thởi người ta lại dùng khí cacbogen (5%CO2 và 95%O2) mà không phải là O2 nguyên chất?
Ý 1
- Trong hầm than thường là nơi ở sâu trong lòng đất và ở đây lượng khí \(O_2\) rất loãng và ít mà khi đó ở các hầm than lại có khí độc như \(CO\) và khí này lại có khả năng liên kết chặt chẽ với Hemoglobin, hợp chất này rất bền do đó làm cho \(Hb\) không liên kết được với \(O_2\), không vận chuyển được \(O_2\) đến cung cấp cho cơ thể khiến người ta sẽ ngạt thở.
Ý 2
- Khí \(CO_2\) kích thích trung khu hô hấp nhờ cơ quan thụ cảm \(CO_2\) ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ làm tăng phản xạ hô hấp giúp thở nhanh hơn.
- Nếu không có \(CO_2\Rightarrow\) ngừng thở do không kích thích trung khu hô hấp.
- Và nếu dùng khí cacbogen sẽ vừa duy trì được nhịp thở bình thường và tránh đươc các tác hại khác do việc bị ngất còn dùng \(O_2\) nguyên chất thì không có \(CO_2\) thì xẽ không giúp tránh được những tác hại trên.
Câu 38. Dịch COVID – 19 hiện nay đang là thảm họa của cả thế giới. Em hãy cho biết dịch COVID – 19 lây lan theo con đường nào? Nêu nội dung “thông điệp 5K” do Bộ Y Tế đề ra trong chiến dịch phòng chống COVID – 19?
Dịch COVID-19 lây lan theo con đường tiếp xúc trực tiếp
Nội dung “thông điệp 5K” do Bộ Y Tế đề ra trong chiến dịch phòng chống COVID – 19:
Khẩu trang:Đeo khẩu trang thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người
Khử khuẩn:Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc.Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng
Khoảng cách:Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác
Không tụ tập đông người
- Hít vào không khí khi ở gần người bị nhiễm bệnh đang thở ra những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút.
- Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút rơi vào mắt, mũi hoặc miệng, đặc biệt là thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi.
- Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay có vi-rút trên đó.
Thông điệp 5K :
- KHẨU TRANG
- KHỬ KHUẨN
- KHOẢNG CÁCH
- KHÔNG TẬP TRUNG
- KHAI BÁO Y TẾ
Câu 37. Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như thế nào? Cần phải rèn luyện thế nào để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
Ý 1
Hoạt động hô hấp gồm năm giai đoạn :
- Thông khí (không khí đi vào và đi ra khỏi cơ quan trao đổi khí).
- Trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí (mang, phổi...).
- Vận chuyển khí O2 và CO2 ( vận chuyển O2 từ cơ quan trao đổi khí đến tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan trao đổi khí và thải ra ngoài).
- Trao đổi khí ở mô.
- Hô hấp tế bào.
Ý 2
- Cần phải có chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp.
- Cần phải thường xuyên dèn luyện thể chất tập thể dục vào mỗi sáng.
- Uống nhiều nước và tránh tiếp súc với các tác nhân gây hại cho đường hô hấp bằng biện pháp như đeo khẩu trang và thường xuyên tiêm phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Câu 36. Vì sao nói phổi vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng?
- Trong mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (700-800 triệu phế nang) tập hợp thành cụm và được bao bởi mạng lưới mao mạch dày đặc
- Quá trình trao đổi khí ở phổi xảy ra tại các phế nang: ôxi từ không khí trong phế nang vào máu và khí cácbonnic từ máu vào không khí trong phế nang
Câu 35. Vì sao khi hít vào CO thì người ta có thể chết nhưng nếu hít phải CO2
thì chỉ có phản ứng làm tăng nhịp tim và nhịp thở?
Tham khảo
- Khí CO có đặc điểm là liên kết với Hemoglobin thành một dạng bền, không tách ra được. Khi đó, hemoglobin không thể liên kết với O2 hay CO2 để thực hiện việc trao đổi khí, cung cấp oxi cho cơ thể và lấy CO2 để thải ra ngoài, vì vậy khiến cho người ta bị ngộ độc, nặng có thể tử vong vì thiếu Oxi.
- Khí CO2 liên kết không bền với hemoglobin, do vậy nó có thể dễ dàng phân li để trao đổi khí. Khi lượng khí CO2 nhiều, cơ thể thiếu oxi dẫn đến phản ứng tăng nhịp tim và nhịp thở để tăng quá trình trao đổi và cung cấp oxi cho mô.
Câu 34. Trong cơ thể người, giữa thận và tim cơ quan nào cần nhiều O2 nhất?
Trong cơ thể người, tim là cơ quan cần nhiều O2 nhất
Câu 33. Ở người khi tràn dịch màng phổi gây hiện tượng gì?
Tham khảo
* Các dấu hiệu nhận biết tràn dịch màng phổi:
- Đau ngực: Đau ngực là triệu chứng ban đầu của tràn dịch màng phổi. Đau âm ỉ phía bên tràn dịch, nếu nằm nghiêng phía bên đối diện thì cơn đau sẽ tăng lên.
- Khó thở: Triệu chứng tràn dịch màng phổi điển hình là hiện tượng khó thở. Khó thở tăng khi nằm. Mức độ khó thở tùy thuộc vào số lượng cũng như tốc độ dịch tiết ra.
- Ho khan: Một trong những triệu chứng tràn dịch màng phổi thường gặp là ho khan. Tuy nhiên tần suất ho khan còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (tràn dịch màng phổi do bệnh lao sẽ ho nhiều hơn các bệnh như: áp xe gan, áp xe cơ hoành...).
- Sốt: Khi tràn dịch màng phổi, người bệnh có thể sốt. Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể khi có dấu hiệu nhiễm trùng do tràn dịch màng phổi.
Ở người khi tràn dịch màng phổi gây đau ngực,khó thở,ho khan,sốt
Câu 32. Phế nang ở người có đặc điểm gì để phù hợp với chức năng trao đổi khí?
Đặc điểm của phế nang ở người để phù hợp với chức năng trao đổi khí là:
- Với số lượng rất rất nhiều => tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.
- Bề mặt ẩm ướt => Giúp cho việc hoà tan khí, cho phép chúng đi qua dễ dàng hơn hơn.
- Có rất nhiều mao mạch máu bao quanh => Tạo ra sự chênh lệch áp suất và nồng độ, giúp cho quá trình trao đổi khí thuận lợi.
Tham khảo ạ
Các phế nang sắp xếp thành từng chùm giống như chùm nho và được cung cấp rất nhiều mao mạch, do đó sự trao đổi khí diễn ra một cách dễ dàng. Phổi được cấu tạo từ mô liên kết nên có tính đàn hồi cao.
Câu 31. Hãy kể một số tác nhân làm gián đoạn hô hấp? Các bước hô hấp nhân tạo thường dùng? Cách tiến hành? Nêu sự khác nhau giữa các bước hô hấp nhân tạo?
Một số tác nhân làm gián đoạn hô hấp:chết đuối,điện giật,...
Phương pháp thường dùng là phương pháp hà hơi thổi ngạt
Cách tiến hành:
-Đặt nạn nhân nằm ngửa,đầu ngửa ra phía sau
-Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay
-Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân,không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng
-Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp
-Thổi liên tục 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường
Sự khác nhau giữa các bước hô hấp nhân tạo:
Cách tiến hành;
Phương pháp hà hơi thổi ngạt : Dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi thông qua đường dẫn khí
Phương pháp ấn lồng ngực : Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực của nạn nhân
Hiệu quả:
Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi
Không làm tổn thương lồng ngực