Cho tam giác ABC có góc A = 90 độ . Trên BC lấy điểm E sao cho BE=BA .Tia pg của góc B cắt AC tại M .
a) So sánh AM và EM
b)Tính số đo góc BEM
Giups em với ạ mai ktra đề cương r :(((
Cho tam giác ABC có góc A = 90 độ . Trên BC lấy điểm E sao cho BE=BA .Tia pg của góc B cắt AC tại M .
a) So sánh AM và EM
b)Tính số đo góc BEM
Giups em với ạ mai ktra đề cương r :(((
a: Xét ΔBAM và ΔBEM có
BA=BE
\(\widehat{ABM}=\widehat{EBM}\)
BM chung
Do đó: ΔBAM=ΔBEM
=>MA=ME
b: Ta có: ΔBAM=ΔBEM
=>\(\widehat{BAM}=\widehat{BEM}\)
mà \(\widehat{BAM}=90^0\)
nên \(\widehat{BEM}=90^0\)
a, tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: B = \(\dfrac{x^2+15}{x^2+3}\)
b, tìm tất cả các số tự nhiên a,b sao cho: 2\(^a\) + 7 = |b - 5| +b - 5
a: ĐKXĐ: \(x\in R\)
\(B=\dfrac{x^2+15}{x^2+3}\)
\(=\dfrac{x^2+3+12}{x^2+3}\)
\(=1+\dfrac{12}{x^2+3}\)
\(x^2+3>=3\forall x\)
=>\(\dfrac{12}{x^2+3}< =\dfrac{12}{3}=4\forall x\)
=>\(\dfrac{12}{x^2+3}+1< =5\forall x\)
=>\(B< =5\forall x\)
Dấu '=' xảy ra khi x=0
cho ΔABC cân tại A, tia phân giác của góc A cắt BC tại I. Lấy điểm M bất kì trên cạnh AI. Đường thẳng CM cắt AB tại D.
a, Chứng minh CM = BM
b, Chứng minh AI là đường trung trực của đoạn thẳng BC
c, Từ D kẻ DH ⊥ BC(H ϵ DC). Chứng minh góc BAC = góc BDH x 2
a: Ta có: ΔABC cân tại A
mà AI là đường phân giác
nên I là trung điểm của BC và AI\(\perp\)BC
Xét ΔMBC có
MI là đường cao
MI là đường trung tuyến
Do đó: ΔMBC cân tại M
b: Ta có: AI\(\perp\)BC
I là trung điểm của BC
Do đó: AI là đường trung trực của BC
c: Ta có: DH\(\perp\)BC
AI\(\perp\)BC
Do đó: DH//AI
=>\(\widehat{BDH}=\widehat{BAI}\)(hai góc đồng vị)
mà \(\widehat{BAC}=2\cdot\widehat{BAI}\)(AI là phân giác của góc BAC)
nên \(\widehat{BAC}=2\cdot\widehat{BDH}\)
Cho tam giác ABC có AB < AC. Trên AC lấy điểm D sao cho AB = AD. Tia phân giác của góc A cắt BC tại E.
a. Chứng minh: tam giác ABE = tam giác ADE
b. Cho AE cắt BD tại H. Chứng minh: AE vuông góc với BD tại H.
c. Trên tia đối của tia ED lấy điểm M sao cho EM = EC. Chứng minh: A, B, M thẳng hàng và BD // MC.
a: Xét ΔABE và ΔADE có
AB=AD
\(\widehat{BAE}=\widehat{DAE}\)
AE chung
Do đó: ΔABE=ΔADE
b: ta có: ΔABE=ΔADE
=>EB=ED
=>E nằm trên đường trung trực của BD(1)
ta có: AB=AD
=>A nằm trên đường trung trực của BD(2)
Từ (1) và (2) suy ra AE là đường trung trực của BD
=>AE\(\perp\)BD tại H và H là trung điểm của BD
c: Xét ΔBEM và ΔDEC có
EB=ED
\(\widehat{BEM}=\widehat{DEC}\)
EM=EC
Do đó: ΔBEM=ΔDEC
=>\(\widehat{EBM}=\widehat{EDC}\)
mà \(\widehat{EDC}+\widehat{ADE}=180^0\)(hai góc kề bù)
và \(\widehat{ABE}=\widehat{ADE}\)(ΔABE=ΔADE)
nên \(\widehat{ABE}+\widehat{MBE}=180^0\)
=>A,B,M thẳng hàng
Ta có: ΔEBM=ΔEDC
=>BM=DC
Xét ΔAMC có \(\dfrac{AB}{BM}=\dfrac{AD}{DC}\)
nên BD//MC
Cho tam giác ABC, M là trung điểm BC. Trên tia đối của MA lấy D sao cho MA = MD
a,Chứng minh tam giác ABM = tam giác DCM
b, Chứng minh AB//DC
c, Kẻ BE vuông AM (E thuộc AM), CF vuông DM ( F thuộc DM). Chứng minh M là trung điểm EF
a: Xét ΔABM và ΔDCM có
MA=MD
\(\widehat{AMB}=\widehat{DMC}\)
MB=MC
Do đó: ΔABM=ΔDCM
b: ta có: ΔABM=ΔDCM
=>\(\widehat{MAB}=\widehat{MDC}\)
mà hai góc này là hai góc ở vị trí so le trong
nên AB//DC
c: Xét ΔMEB vuông tại E và ΔMFC vuông tại F có
MB=MC
\(\widehat{EMB}=\widehat{FMC}\)(hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔMEB=ΔMFC
=>ME=MF
mà M nằm giữa E và F
nên M là trung điểm của EF
cho tam giác ABC có AB=AC. Lấy M thuộc AB và N thuộc AC sao cho AM=AN. Gọi O là giao điểm của BN và CM.
a, Chứng minh tam giác ABN bằng tam giác ACM b, Chứng minh góc BMC bằng góc BNC vàOB=OC c, Gọi F là trung điểm của BC. Chứng minh A, O, F thẳng hànga: Xét ΔABN và ΔACM có
AB=AC
\(\widehat{BAN}\) chung
AN=AM
Do đó: ΔABN=ΔACM
b: Ta có: AM+MB=AB
AN+NC=AC
mà AM=AN và AB=AC
nên MB=NC
Xét ΔMBC và ΔNCB có
MB=NC
\(\widehat{MBC}=\widehat{NCB}\)
BC chung
Do đó: ΔMBC=ΔNCB
=>\(\widehat{BMC}=\widehat{CNB}\) và \(\widehat{MCB}=\widehat{NBC}\)
Ta có: \(\widehat{MCB}=\widehat{NBC}\)
=>\(\widehat{OCB}=\widehat{OBC}\)
=>ΔOBC cân tại O
=>OB=OC
c: Ta có: AB=AC
=>A nằm trên đường trung trực của BC(1)
ta có: OB=OC
=>O nằm trên đường trung trực của BC(2)
Ta có: FB=FC
=>F nằm trên đường trung trực của BC(3)
Từ (1),(2),(3) suy ra A,O,F thẳng hàng
Đề 14 bài 5. Cho tam giác BCD nhọn có BC = BD, K là trung điểm của CD. Từ K kẻ KE vuông góc với BC tại E, KF vuông góc với BD tại F.
a. Chứng minh: tam giác BCK = tam giác BDK.
b. Chứng minh: tam giác BKE = tam giác BKF.
c. Gọi M là giao điểm của đường thẳng BC và đường thẳng KF, N là giao điểm của đường thẳng BD và đường thẳng KE. Chứng minh: ME = NF, MF = NE.
d. Chứng minh: EF // MN.
a: Xét ΔBCK và ΔBDK có
BC=BD
CK=DK
BK chung
Do đó: ΔBCK=ΔBDK
b: Ta có; ΔBCK=ΔBDK
=>\(\widehat{CBK}=\widehat{DBK}\)
Xét ΔBEK vuông tại E và ΔBFK vuông tại F có
BK chung
\(\widehat{EBK}=\widehat{FBK}\)
Do đó: ΔBEK=ΔBFK
c: Ta có: ΔBEK=ΔBFK
=>EK=FK
Xét ΔKEM vuông tại E và ΔKFN vuông tại F có
KE=KF
\(\widehat{EKM}=\widehat{FKN}\)(hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔKEM=ΔKFN
=>ME=FN và KM=KN
Ta có: EK+KN=EN
KF+KM=FM
mà EK=KF
và KN=KM
nên EN=FM
d:
Ta có: ΔBEK=ΔBFK
=>BE=BF
Xét ΔBMN có \(\dfrac{BE}{EM}=\dfrac{BF}{FN}\)
nên EF//MN
Cho tam giác ABC biết AB < AC. AE là tia phân giác của góc BAC. Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho AM = AB. AE cắt BM tại I. Trên tia đối của tia AM lấy điểm N sao cho EN = EC. Chứng minh:
a. Tam giác ABE = tam giác AME. (đã chứng minh)
b. IB = IM. (đã chứng minh)
c. Tam giác ENB = tam giác ECM. (đã chứng minh)
d. A, B, N thẳng hàng.
Sửa đề: Trên tia đối của tia EM lấy N sao cho EN=EC
a: Xét ΔABE và ΔAME có
AB=AM
\(\widehat{BAE}=\widehat{MAE}\)
AE chung
Do đó: ΔABE=ΔAME
b: Ta có: ΔABE=ΔAME
=>EB=EM
=>E nằm trên đường trung trực của BM(1)
Ta có: AB=AM
=>A nằm trên đường trung trực của BM(2)
Từ (1) và (2) suy ra AE là đường trung trực của BM
=>AE\(\perp\)BM tại I và I là trung điểm của BM
=>IB=IM
c: Xét ΔENB và ΔECM có
EN=EC
\(\widehat{NEB}=\widehat{CEM}\)(hai góc đối đỉnh)
EB=EM
Do đó: ΔENB=ΔECM
d: Ta có: ΔENB=ΔECM
=>\(\widehat{EBN}=\widehat{EMC}\)
mà \(\widehat{EMC}+\widehat{AME}=180^0\)(hai góc kề bù)
và \(\widehat{AME}=\widehat{ABE}\)(ΔAME=ΔABE)
nên \(\widehat{ABE}+\widehat{NBE}=180^0\)
=>A,B,N thẳng hàng
Cho tam giác ABC có AB < AC, M là trung điểm của AC. Trên tia đối của MB lấy điểm D sao cho MB = MD. Gọi N là trung điểm của AB. Lấy điểm của NC lấy điểm K sao cho NC = NK. Chứng minh:
a. Tam giác AMB = tam giác CMD
b. Chứng minh: AD // BC
c. D, A, K thẳng hàng
a: Xét ΔAMB và ΔCMD có
MA=MC
\(\widehat{AMB}=\widehat{CMD}\)
MB=MD
Do đó: ΔAMB=ΔCMD
b: Xét ΔMAD và ΔMCB có
MA=MC
\(\widehat{AMD}=\widehat{CMB}\)
MD=MB
Do đó: ΔMAD=ΔMCB
=>\(\widehat{MAD}=\widehat{MCB}\)
mà hai góc này là hai góc ở vị trí so le trong
nên AD//BC
c: Xét ΔNAK và ΔNBC có
NA=NB
\(\widehat{ANK}=\widehat{BNC}\)(hai góc đối đỉnh)
NK=NC
Do đó; ΔNAK=ΔNBC
=>\(\widehat{NAK}=\widehat{NBC}\)
mà hai góc này là hai góc ở vị trí so le trong
nên AK//BC
Ta có: AD//BC
AK//BC
AK,AD có điểm chung là A
Do đó: D,A,K thẳng hàng
Cho tam giác ABC có AB = AC và BC < AB. M là trung điểm của BC.
a. tam giác ABM = tam giác ACM, AM là tia phân giác của góc BAC.
b. Trên cạnh AB lấy điểm N sao cho CB = CD, CN là tia phân giác của góc BCD. Chứng minh: CN vuông góc với BD.
c. Trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho AD = CE. Chứng minh: BE - CE = 2BN.
a: Xét ΔABM và ΔACM có
AB=AC
BM=CM
AM chung
Do đó: ΔABM=ΔACM
=>\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)
mà tia AM nằm giữa hai tia AB,AC
nên AM là phân giác của \(\widehat{BAC}\)
b: Xét ΔCBD có CB=CD
nên ΔCBD cân tại C
Ta có: ΔCBD cân tại C
mà CN là đường phân giác
nên CN\(\perp\)BD
c: Ta có: \(\widehat{ADC}+\widehat{CDB}=180^0\)(hai góc kề bù)
\(\widehat{BCE}+\widehat{ACB}=180^0\)(hai góc kề bù)
mà \(\widehat{CDB}=\widehat{ACB}\left(=\widehat{ABC}\right)\)
nên \(\widehat{ADC}=\widehat{BCE}\)
ΔCBD cân tại C
mà CN là đường cao
nên N là trung điểm của BD
=>BD=2BN
Xét ΔADC và ΔECB có
AD=EC
\(\widehat{ADC}=\widehat{ECB}\)
DC=CB
Do đó: ΔADC=ΔECB
=>EB=AC
=>EB-AC=AC-CE=AB-AD=BD=2BN