Chi tiết nào không thể hiện cái Tâm của Huấn Cao (Chữ người tử tù)
A. Không vì vàng ngọc mà ép mình viết câu đối
B.Có ''tấm lòng biệt nhỡn liên tài''
C. Sẵn sàng rút ruột để đền đáp tri âm, tri kỉ
D. Quan niệm: Làm người phải giữ được thiên lương
đưa ra nhận xét , bình luận của mình về cảnh cho chữ của tác phẩm chữ người tử tù
Giúp mình câu 4 với ạ
VIết 1 bài văn ngắn phân tích đoạn trích sau:
Nơi góc án thư vàng đã nhọt, son đã mờ, đĩa dầu sở trên cây đèn nến vơi lần mực dầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son ti Niết. Viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy que hương khêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc được chụm nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt người ngồi đấy. Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ. Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.
Anh (chị) hãy phân tích cảnh cho chữ trong “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Xin cái mở bài vs kết bài vs ạ!
Anh (chị) hãy phân tích cảnh cho chữ trong “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Xin cái mở bài vs kết bài vs ạ!
đọc đoạn văn(skg 108 ngữ văn 11) trả lời câu hỏi
"nhận được phiến trát của sơn hưng....... dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. chà chà!
câu 1 văn bản trên nói về vấn đề gì
câu 2 phân tích các yếu tố ngử cảnh văn bản trên
câu 3 hình thức trình bày, ý diễn đạt. lỗi chính tả
xác định nội dung và phân tích người tử tù
Tham khảo
Giá trị nội dung
- Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước
5. Giá trị nghệ thuật
- Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
III. Dàn ý phân tích Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)1. Nghệ thuật thư pháp
- Có truyền thống lâu đời ở phương Đông
- Ở Việt Nam , thời phong kiến thư pháp khá phát triển
- Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa người Việt thể hiện tài hoa, tâm hồn, nết người, bản lĩnh,... của người viết
- Người chơi chữ phải có trình độ văn hóa và khiếu thẩm mĩ, biết thưởng thức cái đẹp của chữ, cái sâu của nghĩa
2. Tình huống truyện đặc biệt
- Huấn Cao- một tử tù chờ ngày ra pháp trường và viên quản ngục tình cờ gặp nhau hiểu lầm nhau và rồi trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao tỉnh Sơn nơi quản ngục làm việc
- Chính tình huống đặc biệt đôc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở trong nơi bóng tối bao trùm, cái ác ngự trị
- Bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa được sử dụng thành công
3. Vẻ đẹp các nhân vật
a. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
♦ Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa
- Là người có tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người
- Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời
⇒ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc
♦ Khí phách hiên ngang
- Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thảm nhiên nhận rượu thịt
- Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi
♦ Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả
- Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ
- Đối với quản ngục:
+ khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt
+ khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ
⇒ Huấn Cao là hình tượng có vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang lẫn liệt
b. Hình tượng nhân vật quản ngục
- Một tấm lòng biệt nhỡn liên tài
- Có sở thích cao quý chơi chữ
c. Cảnh cho chữ: Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu
- Thời gian: đêm khuya
- Dấu hiệu:
+ người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục
+ người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng trong khi quản ngục- người xin chữ khúm núm bị động
+ tử tù lại là người khuyên quản ngục
- Sự hoán đổi ngôi vị
+ ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương
+ tác dụng: cảm hóa con người
⇒ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được người coi tù. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao
4. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật qua tình huống truyện éo le, oái oăm đầy kịch tính
- Khai thác triệt để bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản để lí tưởng hóa vẻ đẹp nhân vạt đến mức phi thường
- Ngôn từ cổ kính trang trọng giàu chất tạo hình, gợi cảm