Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácKịch tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật.
- Đối tượng phản ánh là những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống xã hội và con người.
- Loại hình tổng hợp của nhiều bộ môn, nhiều người (đạo diễn, diễn viên, hóa trang, ánh sáng, đạo cụ, tác giả kịch bản,…)
- Chỉ có kịch bản (vở kịch) mới thuộc thể loại văn học, đồng đẳng với truyện , kí, thơ.
a. Dựa vào tính truyền thống hay hiện đại:
- Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương,…).
- Kịch cổ điển (trước thế kỉ XX).
- Kịch hiện đại (từ thế kỉ XX)
b. Dựa vào tính chất:
- Bi kịch: Kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc đáo, sự thảm bại hay cái chết của nhân vật ấy gợi lên nỗi xót xa, thương cảm.
VD: Romeo và Juliet của Shakespear.
- Hài kịch: Kịch khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập với vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa nhằm làm bật lên tiếng cười chế giễu mỉa mai.
VD: Lão hà tiện của Molière.
- Chính kịch (xung đột trong cuộc sống): Kịch phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày với bi hài, vui buồn lẫn lộn.
VD: Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
- Dựa vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói (lời thoại bằng ngôn ngữ đời thường), kịch thơ ( lời thoại bằng thơ), ca kịch, kịch hát múa, kịch rối, kịch câm,…
- Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn.
- Tập trung, chú ý vào lời thoại của các nhân vật. (Để có thể xác định được các mối quan hệ và hiểu rõ hơn về tính cách nhân vật).
- Phân tích hành động kịch. (Phát hiện xung đột và phân tích tính chất bi, hài của xung đột đó).
- Nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
Văn nghị luận trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm , tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục.
- Dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn về một vấn đề nào đó.
- Tác động vào cả lí trí nhận thức và tâm hồn của người đọc giúp họ hiểu được vấn đề đang được trình bày.
- Dựa vào nội dung (đối tượng và vấn đề nghị luận):
+ Nghị luận xã hội - chính trị (Chính luận).
+ Nghị luận văn học (phê bình, nghiên cứu, bình giảng, phân tích,..).
- Dựa vào thời đại:
+ Nghị luận dân gian (tục ngữ).
+ Nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, thư dụ…).
+ Nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình…).
- Tìm hiểu thông tin về tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Hiểu và nắm bắt được luận điểm, luận cứ và lập luận của tác giả.
- Đánh giá đúng hệ thống luận điểm.
- Tìm hiểu phương pháp làm sáng tỏ luận điểm.
- Phân tích nghệ thuật lập luận: cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ và tác dụng của chúng.
- Nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận và rút ra những bài học sâu sắc.