Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
H24
16 tháng 1 2023 lúc 8:56

Vì:
- Có số lượng lớn, đa dạng về hình thái, vi sinh vật còn có nhiều kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng nhất so với các nhóm sinh vật khác. Chúng có nhiều kiểu dinh dưỡng nên có thể dùng nhiều loại chất khác nhau làm thức ăn. Chúng có thể sống ở nơi rất nóng hoặc lạnh, nơi có hoặc hoàn toàn không có ô-xi, nơi có môi trường rất chua hoặc rất kiềm, nơi có áp suất rất lớn thậm chí trên 1000 atm dưới đáy biển sâu, hoặc ở nơi hầu như không có nước, như sâu tới 1 km trong lòng đá.
- Tốc độ chuyển hóa nhanh.
- Kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản nên có thể phát sinh nhiều biến dị để thích nghi với môi trường sống có sự thay đổi.

Bình luận (0)
AR
16 tháng 1 2023 lúc 11:10

Vi sinh vật dc phân bố rộng rãi hơn rất nhiều so với những nhóm khác đó nhờ có đặc điểm: Cấu tạo cơ thể  rất đơn giản và đồng thời tốc độ của chúng trao đổi chất rất nhanh, sinh trưởng và phát triển nhanh nên vi sinh vật tạo được nhiều biến dị và có độ đa dạng về mặt di truyền cao, thích nghi được với nhiều điều kiện môi trường.

Bình luận (0)
PH
16 tháng 1 2023 lúc 12:07

Lời giải:

- Vi sinh vật có phạm vi phân bố rộng hơn rất nhiều so với những nhóm sinh vật khác vì:

+ Không chỉ có số lượng lớn và đa dạng về hình thái, vi sinh vật còn có nhiều kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng nhất so với các nhóm sinh vật khác. Chúng có nhiều kiểu dinh dưỡng nên có thể dùng nhiều loại chất khác nhau làm thức ăn. Chúng có thể sống ở nơi rất nóng hoặc lạnh, nơi có hoặc hoàn toàn không có ôxi, nơi có môi trường rất chua hoặc rất kiềm, nơi có áp suất rất lớn thậm chí trên 1000 atm dưới đáy biển sâu, hoặc ở nơi hầu như không có nước, như sâu tới 1 km trong lòng đá.

+ Do kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên chúng có thể phát sinh nhiều biến dị để thích nghi với môi trường sống có sự thay đổi.

+ Tốc độ chuyển hóa nhanh

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
H24
16 tháng 1 2023 lúc 8:52

Vi sinh vật có thêm 2 kiểu dinh dưỡng so với động vật:
- Hóa tự dưỡng
- Quang dị dưỡng

Bình luận (0)
TD
16 tháng 1 2023 lúc 10:09

So với động vật và thực vật thì vi sinh vật có thêm 2 kiểu dinh dưỡng là :

Hóa tự dưỡng , quang dị dưỡng

Bình luận (0)
AR
16 tháng 1 2023 lúc 11:14

Vi sinh vật có thêm 2 kiểu dinh dưỡng là :

+ Hóa tự dưỡng

+ Quang dị dưỡng

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
BA
5 tháng 1 2023 lúc 8:51

Tk:

Nhờ vào phương pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc mà người bệnh có thể ổn định được lượng đường trong máu. Các tế bào mới được tạo thành từ tế bào gốc cấy vào cơ thể sẽ trực tiếp hấp thụ glucose. Do đó, người bệnh giảm hoặc không cần phải sử dụng insulin nữa.

Bình luận (0)
IP
5 tháng 1 2023 lúc 10:59

- Gọi tế bào máu trên là $A$ và tế bào dưới là $B.$

- Tế bào $A$ tách lấy nhân và tế bào $B$ loại bỏ nhân.

- Đặt nhân từ tế bào $A$ vào tế bào $B$ đã loại bỏ nhân.

- Đem nuôi cấy tế bào trong điều kiện thích hợp nhất để được hỗn hợp nhiều tế bào gốc.

- Tiêm tế bào gốc trở lại cơ thể người.

 \(\rightarrow\)  Dưới tác dụng của tế bào gốc người bệnh có thể ổn định được lượng đường trong máu.

Bình luận (0)
LB
5 tháng 1 2023 lúc 11:25

Cô ra cả bài lớp 5 cho bọn e làm với chứ ko toàn bài cấp 2,3

 

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
TA
27 tháng 12 2022 lúc 14:36

Ngựa: 2n = 64 thì n = 32

Lừa: 2n = 62 thì n = 31

⇒ La: 2n = 32 + 31 = 63

- Vì con la có 63 nhiễm sắc thể nên không cho phép phân chia thành cặp

- Các tế bào sinh dục của la không thể giảm phân tạo ra giao tử

⇒ Chúng không có khả năng sinh sản

Bình luận (0)
WH
27 tháng 12 2022 lúc 14:37

Giao tử của ngựa có bộ NST là: 2n = 64 => n = 32

Giao tử của lừa có bộ NST là:  2n = 62 => n = 31

Vậy con la sẽ có bộ NST 2n = 31 + 32 =63

- Vì con la có 63 nhiễm sắc thể nên không cho phép phân chia thành cặp

- Các tế bào sinh dục của la không thể giảm phân tạo ra giao tử nên chúng không có khả năng sinh sản

nếu sai cô bỏ qua cho em =))

Bình luận (5)
LN
27 tháng 12 2022 lúc 19:56

- Giao tử của ngựa có bộ NST n= 32, giao tử của lừa có bộ NST n = 31, vậy con la sẽ có bộ NST 2n = 63.

- Vì con la có 63 nhiễm sắc thể nên không cho phép phân chia thành cặp, các tế bào sinh dục của la không thể giảm phân tạo ra giao tử nên chúng không có khả năng sinh sản

 

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
VT
7 tháng 12 2022 lúc 11:11

tk:Quá trình đường phân tạo ra được 4 phân tử ATP nhưng hiệu quả thực sự chỉ có 2 phân tử ATP vì 2 ATP được tạo ra quay lại tiếp tục hoạt hóa phân tử glucose tiếp theo. Chỉ có 2 ATP tiếp tục đi vào quá trình tiếp theo.

Bình luận (0)
NN
10 tháng 12 2022 lúc 21:20

tk:Quá trình đường phân tạo ra được 4 phân tử ATP nhưng hiệu quả thực sự chỉ có 2 phân tử ATP vì 2 ATP được tạo ra quay lại tiếp tục hoạt hóa phân tử glucose tiếp theo. Chỉ có 2 ATP tiếp tục đi vào quá trình tiếp theo.

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
H24
2 tháng 12 2022 lúc 15:11

Trong trồng trọt, người ta thường trồng xen canh các cây ưa sáng và cây ưa bóng để có thể thu hoạch được tối đa sản phẩm từ thực vật vì nhu cầu ánh sáng ở hai loại cây này khác nhau, nên việc trồng xen canh sẽ giúp cả hai loài đều thực hiện được quang hợp.

Bình luận (0)
GD

Điều này giúp cho người ta có thể thu hoạch được tối đa lượng sản phẩm của cả hai loại cây. Bởi vì hai loại cây này có nhu cầu lượng ánh sáng khác nhau, nếu cùng trồng một loại rất có thể sẽ diễn ra cạnh tranh cùng loài. Việc xen canh như này giúp cho cả hai cây điều nhận được những lượng ánh sáng cần thiết đầy đủ cho hiệu suất quá trình quang hợp đạt mức độ cao nhất.

Bình luận (0)
NL
2 tháng 12 2022 lúc 15:22

Việc trồng xen canh các cây ưa sáng và cây ưa bóng sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn ánh sáng, chất dinh dưỡng trên một diện tích trồng trọt mà vẫn đảm bảo năng suất do cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng sẽ ở phía tầng trên còn cây ưa bóng cần ít ánh sáng hơn sẽ ở tầng dưới.

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
VT
2 tháng 12 2022 lúc 14:54

tham khảo:

Quá trình quang khử ở vi khuẩn giúp góp phần làm sạch môi trường nước vì trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể chứa các chất gây ô nhiễm như H2S, sử dụng vi khuẩn lưu huỳnh lục và tía có thể giúp loại bỏ chất này ra khỏi nguồn nước.

Bình luận (1)
NQ
3 tháng 12 2022 lúc 10:40

 

 vì trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể chứa các chất gây ô nhiễm như H 2 S, sử dụng vi khuẩn lưu huỳnh lục và tía có thể giúp loại bỏ chất này ra khỏi nguồn nước.

Bình luận (0)
XQ
3 tháng 12 2022 lúc 12:24

Quá trình quang khử ở vi khuẩn giúp góp phần làm sạch môi trường nước vì trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể chứa các chất gây ô nhiễm như H2S, sử dụng vi khuẩn lưu huỳnh lục và tía có thể giúp loại bỏ chất này ra khỏi nguồn nước.

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
DH
24 tháng 11 2022 lúc 23:46

Pha tối diễn ra cả sáng và tối miễn có đủ ATP và NADPH, nhưng không có ánh sáng thì pha sáng không diễn ra, pha sáng không diễn ra thì không có ATP và NADPH, không có ATP và NADPH thì pha tối không diễn ra

⇒ Ánh sáng ảnh hưởng gián tiếp đến pha tối :)

Bình luận (1)
H24
24 tháng 11 2022 lúc 23:56

Nếu không có ánh sáng, pha sáng sẽ không được diễn ra, nên sẽ không cung cấp được các nguyên liệu cho pha tối. Vậy nếu không có ánh sáng, pha tối sẽ không diễn ra.

\(\rightarrow\) Không tổng hợp được ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối.

\(\rightarrow\) một số enzyme không thực hiện pha tối vì không có ánh sáng.

Bình luận (0)
QL
25 tháng 11 2022 lúc 19:35

Nếu không có ánh sáng, pha sáng sẽ không được diễn ra, nên sẽ không cung cấp được các nguyên liệu cho pha tối. Vậy nếu không có ánh sáng, pha tối sẽ không diễn ra.

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
GH
16 tháng 11 2022 lúc 17:28

tham khảo

- Năng lượng được sinh vật lấy vào qua thức ăn có bị thất thoát.

- Vì : Một phần năng lượng được sinh vật lấy vào qua thức ăn sẽ bị thất thoát ra bên ngoài do một phần cơ chất cơ thể sinh vật không sử dụng sẽ bị bài tiết ra ngoài (phân, nước tiểu,…); mặt khác, trong quá trình chuyển hóa, có một phần năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng.

Bình luận (1)
GH
16 tháng 11 2022 lúc 17:47

em tự làm ạ

- Sinh vật cung cấp năng lượng thông qua chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.

- Năng lượng trong tế bào tồn tại chủ yếu dưới các dạng như năng lượng hoá học, năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.

Bình luận (1)
IP
16 tháng 11 2022 lúc 18:49

- Năng lượng lấy vào qua thức ăn có bị thất thoát.

- Bởi năng lượng tích lũy (dạng năng lượng hóa năng) khi lấy từ thức ăn không đạt mức tối đa mà chỉ \(\simeq10\%\).  Còn lại \(\simeq90\%\) năng lượng của thức ăn cung cấp là bị chuyển hóa thành các dạng cơ năng và điện năng, chủ yếu là nhiệt năng duy trì sự ổn định về nhiệt độ của cơ thể. Và một số ít bị dư thừa thì bị đào thải ra ngoài cơ thể.

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
QL
13 tháng 11 2022 lúc 9:43

Tham khảo

- Các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ nước từ môi trường có nồng độ muối cao vì: Các loài thực vật này đã vận chuyển chủ động các chất tan từ môi trường vào trong không bào của tế bào rễ để tạo nên áp suất thẩm thấu cao. Nhờ đó, chúng hấp thụ được nước từ môi trường.

- Ở các loài này, có 2 cách hấp thụ và bài tiết muối được áp dụng khá phổ biến:

+ Nhóm tiết muối ra ngoài: Gồm các loài cây hút nước mặn vào cơ thể rồi thải ra ngoài theo các tuyến đặc biệt gọi là tuyến tiết muối trên lá như: Mắm, Sú.

+ Nhóm tích tụ muối gồm các loài cây có thể hút nước mặn vào cơ thể rồi lọc lấy nước, còn muối có hại thì tích vào trong các lá già, khi rụng thì thải muối ra ngoài. Trong nhóm này có: Giá, Vạng hôi, Trang, Vẹt dù.

Bình luận (0)
MM
13 tháng 11 2022 lúc 8:55

Nhờ quá trình vận chuyển chủ động nên các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ nước từ môi trường có nồng độ muối cao.

Bình luận (0)
BB
13 tháng 11 2022 lúc 8:55

Thưa gv :  Vì nhờ quá trình vận chuyển chủ động nên các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ nước từ môi trường có nóng độ muối cao.

Bình luận (0)