Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã làm những gì để xây dựng nền độc lập tự chủ ?
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã làm những gì để xây dựng nền độc lập tự chủ ?
tham khảo
- Ông xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa
- Ông bỏ chức tiết độ sứ (bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc), lập triều đình theo chế độ quân chủ
- Tự quyết định mọi công việc chính trị, quân sự, ngoại giao.
ý nghĩa của vc đinh bộ lĩnh, ngô quyền dẹp loạn và đưa đất nc về yên bình??????
vì sao đinh bộ lĩnh lại lựa chọn con đường dẹp loạn 12 sứ quân???
Trả lời: Vì Đinh Bộ Lĩnh muốn cho đất nước được thống nhất, độc lập, không muốn đất nước bị nước khác xâm lược.
Tham khảo :
-Do sự ủng hộ của nhân dân
-Đinh Bộ Lĩnh là người có tài , được nhân dân tin cậy
-Liên kết với sứ quân của Trần Lãm và chiêu dụ được sứ quân của Phạm Bạch Hồ
-Do sự ủng hộ của nhân dân
-Đinh Bộ Lĩnh là người có tài , được nhân dân tin cậy
Hoặc :
Vì Đinh Bộ Lĩnh muốn cho đất nước được thống nhất, độc lập, không muốn đất nước bị nước khác xâm lược.
em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời ngô quyền ?
Dựa vào nội dung mục 1, SGK kết hợp với sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô để trả lời. Cần làm rõ : mặc dù đã có chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhưng tổ chức này còn đơn giản (giúp việc cho vua là các quan văn, quan võ và thứ sử ờ các địa phương). Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất
Tổ chức bộ máy nhà nước còn sơ khai, đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Ở Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (Chính trị, ngoại giao, quân sự). Dưới vua có các quan văn, quan võ.
Ở địa phương: các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sứ.
Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã thể hiện được ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất
Câu 1: Nêu những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng (938). Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta trong thời kì đó?
Câu 2: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào? Theo em, nước ta phải làm gì trước tình hình đó?
Câu 3: Ý nghĩa của việc Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương là thể hiện:
A. Sự độc lập, tự chủ
B. Sự thần phục phong kiến phương Bắc
C. Mối bang giao với phong kiến phương Bắc
D. Sự khác người
Câu 4: Ở các Châu quan trọng, việc coi giữ được Ngô Quyền giao cho:
A. Các quan Văn B. Các quan Võ C. Các tướng có công
D. Những quan cai trị cũ của nhà Hán
Em có nhận xét gì về công lao to lớn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với đất
nước?
Tham khảo:
- Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
THAM KHẢO:
- Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
--> Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn cổ Loa làm kinh đô.Hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chấm dứt. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự; đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.Ờ địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)...Đất nước được yên bình.