Trả lời giúp mik câu 4 với
Trả lời giúp mik câu 4 với
* Tình hình kinh tế nông nghiệp VN thế kỉ XVI-XVIII
- Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá
- Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:
+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, đặc biệt là ở Đàng Trong.
+ Thủy lợi đc củng cố
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú
+ Kinh nghiệm sản xuất đc đúc kết
* Nguyên nhân dẫn đến nông nghiệp Đàng Ngoài ko phát triển:
- Do những cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến -> làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng
- Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai khoáng
=> Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam và vùng Thanh - Nghệ nông dân phải bỏ làng phiêu bạt
=> Nông nghiệp kém phát triển
Chúc bạn học tốt ^^
Trình bày sự phát triển của văn học nghệ thuật Nước ta đầu thế kỷ 19.giúp em vs
- Cuối TK XVIII, nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ, với nhiều hình thức phong phú như: ca dao, tục ngữ, truyện thơ dài,...
- Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du. Tác phầm này phản ánh những bất công và tộc ác trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân.
- Ngoài ra, thời kì này còn xuất hiện những tác giả nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,...
- Nội dung các tác phẩm phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
2. Nghệ thuật- Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu, chèo, tuồng, hát lí, hát dặm ở miền xuôi, hát lượn, hát xoan ở miền núi.
- Tranh dân gian xuất hiện, mang đậm tính dân tộc như tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo,...nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Kiến trúc: chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội) cũng là những công trình đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc thời kì này.
- Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa. Đặc biệt là 18 pho tượng chùa Tây Phương với những phong cách, sắc thái khác nhau.
Tại sao Nhà Nguyễn lại cho dạy tiếng Pháp và tiếng Xiêm ở Tứ dịch quán
Tóm tắt về văn học
+ Văn học dân gian: Nội dung
+ Bác Học: Nội dung
Giải thích tại sao kinh tế xã hội khủng hoảng mà văn học nghệ thuật ở nước ta cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19 lại phát triển rực rỡ đến như vậy?
Văn học , nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ XIX có những nét đặc biệt gì?
Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có những nét đặc sắc mà ở các thế kỉ trước chưa có được: ... Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt nghệ thuật tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.
– Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.
– Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.
– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.
Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.
Vì sao kinh tế xã hội khủng hoảng mà văn học, nghệ thuật ,khoa học vẫn phát triển
Mai mik thi rồi
- Sự suy thoái mục nát của chế độ phong kiến đương thời
- Lại thời kỳ vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp bị trị đã giúp cho các nhà văn nhận rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời, giúp cho họ thể hiện sâu sắc điều đó trong các tác phẩm của mình
Những thành tựu của khoa học kỹ thuật nước ta thời kỳ này chứng tỏ :
- Nhân dân ta biết tiếp thu một số thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của phương Tây
- Tài năng và khả năng vươn lên của nhân dân để vượt qua được những tình trạng lạc hậu, nghèo nàn
Các loại hình nghệ thuật ở thời kì này phát triển phong phú, có nhiều nét mới so với các thế kỉ trước.
- Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dan ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.
- Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hện niềm lạc quan, yêu đời.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian. Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phật nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.
các bạn làm giúp mk bảng thành tựu của các ngành trong sgk sử 7 trang 146 và 147
thank các bạn :)
Các lĩnh vực | Tình hình phát triển. Các thành tựu |
Giáo dục – thi cử | - Ra "Chiếu lập học", mở trường công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử. - Quốc Tử Giám đặt tại Huế. Chỉ lấy con em quan lại, thổ hào. - Lập "Tứ dịch quán" dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm). |
Sử học Địa lí Y học | - Đại Việt sử kí tiền biên. - Đại Nam thự lục, Đại Nam liệt truyện. - Đại Việt thông sứ, Phủ biên tạp lục. - Lịch triều hiến chương loại chí. - Gia Định thành thông chí. - Đại Nam nhất thống chí. - Hải Thượng y tông tâm lĩnh. |
Kĩ thuật | - Làm đồng hồ và kính thiên lí. - Chế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước. - Đóng một chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước |
1/- Nêu một số tác giả và tác phẩm văn học tiêu biểu ở cuối thế kỉ XVII- nửa đầu thế kỉ XIX
2/- Trình bày những hiểu biết của của em về nghệ thuật dân gian
3/- Nêu một số thánh tựu về khoa học- kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX
(Giúp mình với cảm ơn các bạn nhiều)
1. Một số tác phẩm và tác giả văn học tiêu biểu ở cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX là:
-Văn bản bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Qua Đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan,...
2. Những hiểu biết về nghệ thuật dân gian:
-Phát triển phong phú và đa dạng
+ Văn nghệ dân gian: tuồng, chèo, làn điệu quan họ,...
+ Tranh dân gian: đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước: tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, tranh đông hồ Bắc Ninh
+Kiến trúc nghệ thuật độc đáo đặc sấc, tôn vinh, cao quý vô cùng tinh tế.
+ Xuất hiện thêm nhiều nghệ thuật tạc tượng tài hoa.
3. Một số thành tựu về khoa học kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX:
* Về khoa học :
-Nhiều nhà bác học và những tác giả tiêu biểu như: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú , Trịnh Hoài Đức, Lê Hữu Trác,... cùng với các tác phẩm nổi tiếng: Đại Việt thông sử, Phủ Biên Tạp Lục, Đại Việt Sử kí tiền biên, Hải thượng y tông tâm lĩnh,...
* Về kĩ thuật:
-Từ thế kỉ XVIII,một số kĩ thuật ở phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta.
-Thợ thủ công nước ta đã chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Trình bày những hiểu biết của em về nghệ thuật dân gian
a. Văn nghệ dân gian & nghệ thuật dân gian
Văn nghệ dân gian bao gồm những sáng tác nghệ thuật dân gian, tức là gồm văn học dân gian và các ngành nghệ thuật dân gian khác như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc dân gian.
b. Văn học dân gian
Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ (truyền miệng)
Là nghệ thuật ngôn từ, chất liệu cơ bản không thể thiếu của văn học dân gian chính là ngôn từ, nhưng không giống văn học thành văn, yếu tố ngôn từ trong tác phẩm văn học dân gian phải được kết hợp với các yếu tố khác như động tác, điệu bộ, nhảy múa, âm nhạc, nghi lễ, trò chơi…tạo thành một chỉnh thể hữu cơ không thể tách rời.
Để dễ phân biệt từng khái niệm từ lý thuyết tập trong toán học, chúng ta có thể mô hình hóa phạm vi 3 lĩnh vực văn hóa dân gian, văn nghệ dân gian và văn học dân gian thành 3 tập hợp. tập lớn nhất biểu thị phạm vi của văn hóa dân gian, tập hợp thứ 2 là văn nghệ dân gian; còn tập thứ 3-vòng tròn nhỏ nhất-dùng để biểu thị phạm vi của văn học dân gian.
Thuật ngữ văn học dân gian chúng tôi dùng để chỉ những sáng tác dân gian, trong đó thành phần ngôn ngữ là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định, không thể thiếu được; song nó không tồn tại độc lập mà bao giờ cũng có quan hệ chặt chẽ với các thành phần nghệ thuật khác như âm nhạc, nhảy múa, điệu bộ, động tác, trò chơi…
Tất nhiên ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất và ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
Như vậy, về hình thức văn học dân gian được phân biệt với văn học viết ở phương thức truyền miệng còn văn học dân gian được phân biệt với các sáng tác dân gian khác ở chỗ nó là nghệ thuật ngôn từ.