Tại sao nói hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế là xe thế chung của thế giới hiện nay
Kể tên 5 tổ chức liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam và vai trò có mặt tại Việt Nam
Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay:
a. Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ? (5,0 điểm)
b. Theo em hiện nay tại khu vực Châu Á vấn đề nào trở nên nóng bỏng đang cần sự quan tâm của dư luận thế giới? Thái độ của em đối với vấn đề đó ? (1,0 điểm)
giúp mk vs.cần rất gấp
* Hãy cho biết thời cơ và thách thức của Việt Nam trước những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
- Cơ hội và thách thức với Việt Nam:
+ Cơ hội:
Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác. Có cơ hội tiếp
thu thành tựu khoa học công nghệ. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh
nghiệm, giao lưu văn hóa.
+ Thách thức:
Sự cạnh tranh quyết liệt của nước lớn. Quan hệ quốc tế còn nhiều
bất bình đẳng.
a) Về thời cơ:
Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.
- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
b) Về thách thức:
- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu, và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh - Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế…
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới…
- Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài…
- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý…
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
Cơ hội :
----Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác
----Có cơ hội tiếp thu nhiều thành tựu khoa học, công nghệ
----Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa
Thách thức:
----Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn
----Quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng
* Giúp mình với ạ
Thống kê việc phân chia khu vực ảnh hưởng of hội nghị Ianta giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ :
Khu vực | Ảnh hưởng of liên xô | Ảnh hưởng of mĩ và các nước p.tây |
Châu âu | ||
Châu á |
cho biết thế giới được phân chia thành những khu vực ảnh hưởng khác nhau là do bị chi phối bởi sự kiện nào
nhiệm vụ của liên hiệp quốc ? những việc làm của liên hiệp quốc để giúp đỡ việt nam
- Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển.
- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông - lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)…
- Hiện nay, có nhiều cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam như:
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc |
UNDP |
Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục |
UNESCO |
Ngân hàng thế giới |
WB |
Quỹ tiền tệ Quốc tế |
IMF |
Tổ chức y tế thế giới |
WHO |
Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc bao gồm:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.
- Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
theo em hòa bình ổn định hợp tác tạo thời cơ và thách thức gì cho việt nam
*Thời cơ : -Thuận Lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước
-Hợp tác để cùng nhau Phát triển KT-XH ,tham gia các tổ chức Liên Minh trong khu vực
-Nắm bắt được nhiều tiến bộ của cuộc KH-KT thế giới và thu hút, khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài
*Thách thức : -Hòa nhập chứ không hòa tan , phải giữ gìn bản sắc dân tộc
-Sự cạnh tranh giữa các nước về thị trường
-Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu.
-Nếu không biết cách vận dụng khoa học kĩ thuật sẽ trở thành lạc hậu