Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai: hầu hết các nước trong khu vực này đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Hà Lan…
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: hầu hết các nước ở khu vực này đều giành được độc lập dân tộc, họ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước để từng bước củng cố nền độc lập về kinh tế và chính trị, nhằm thoát khỏi sự khống chế, lệ thuộc vào các thế lực đế quốc bên ngoài, đặc biệt là Mĩ.
a. Các nước châu Á
- Đông Nam Á: năm 1945 với sự thất bại của phát xít Nhật đã tạo cơ hội cho các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, tuyên bố độc lập dân tộc.
- Nam Á: những năm 1946 - 1950 cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của thực dân Anh, giành độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra sôi nổi và giành được thắng lợi.
b. Các nước châu Phi
- Nhiều nước giành được độc lập. Đặc biệt trong năm 1960, có 17 nước tuyên bố độc lập, lịch sử gọi đó là “năm châu Phi”.
c. Các nước Mỹ La-tinh
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triể mạnh điển hình là cách mạng Cu Ba giành thắng lợi (năm 1959).
- Đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX, về cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã sụp đổ.
@15330@
- Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi ở châu Phi, điển hình là thắng lợi của nhân dân ba nước: Ghi-nê Bít-xao, Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la trong cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của thực dân Bồ Đào Nha, giành độc lập dân tộc.
- Ách thống trị của Bồ Đào Nha tan rã là thắng lợi quan trọng của cách mạng châu Phi.
- Thắng lợi của nhân dân ba nước đã góp phần quan trọng cho việc cổ vũ tinh thần nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là nhân dân châu Phi, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
- Tiêu biểu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê-bít-xao đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha.
- Nhà cầm quyền da trắng ở châu Phi đã ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, đối xử và tước bỏ quyền làm người của người da đen và da màu, buộc họ phải sống trong những khu riêng biệt, cách ly hoàn toàn với người da trắng. Quyền bóc lột của người da trắng đối với người da đen đã được ghi vào hiến pháp.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân ba nước ở miền Nam châu Phi: Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
- Sau khi giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử, năm 1980, chính quyền người da đen được thành lập ở Rô-đê-di-a (sau đổi thành Cộng hòa Dim-ba-bu-ê); năm 1990 ở Tây Nam Phi (sau đổi thành cộng hòa Na-mi-bi-a); chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi cũng bị xóa bỏ (năm 1993). Sau hơn ba thế kỷ tồn tại đến đây hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.
Sau khi chế độ A-pac-thai bị xóa bỏ, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn, lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ La-tinh chuyển sang chương mới với nhiệm vụ là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài từ bao đời nay.