Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau?
Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau?
Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh.
Nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược Minh trước khởi nghĩa Lam Sơn :
- Về nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa, cần liên hệ với chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đưa đến sự bất mãn, căm thù của các quý tộc nhà Trần và lòng yêu nước bất khuất của nhân dân ta bấy giờ.
- Cần chú ý đến thành phần xuất thân của người lãnh đạo, thời gian tồn tại và phạm vi không gian hoạt động để trả lời đặc điểm các cuộc khởi nghĩa.
- Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa, cần nêu được sự thiếu liên kết, phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất, nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn thiếu đoàn kết với nhau...
Có phải quâ Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao?
- Không phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
- Đó chỉ là cái cớ để quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Minh cũng như các triều đại phong kiến phương Bắc khác, luôn nuôi ý định thôn tính nước ta và sẵn sàng kéo quân sang xâm lược khi có điều kiện.
Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:
- Nhà Hồ không được lòng dân: Do cướp ngôi của nhà Trần và những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Do đường lối kháng chiến sai lầm của nhà Hồ:
+ Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc.
+ Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.
Trả lời bởi Minh NhânHãy nhận xét về các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta.
- Sau khi xâm lược nước ta thành công, nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc.
- Những chính sách được tiến hành trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị và đặc biệt là văn hóa. Với mục đích muốn đưa nước ta quay lại thời nguyên thủy.
+ Chúng phá hủy các công trình văn hóa tiêu biểu mà các triều đại Lý - Trần đã dày công xây dựng, thiêu hủy sách quý của ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.
+ Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt.
+ Thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa,…
=> Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.
- Tội ác và chính sách thâm độc đó được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo như sau:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”
Hãy tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi.
* Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)
- Tháng 10-1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ. Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình).
- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.
- Tháng 12-1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.
- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa từ đó tan rã dần.
Trả lời bởi Minh NhânEm hãy trình bày vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)
- Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.
- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.
- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.
- Tháng 8-1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Cach danh cua nha Tran chong quan Mong - Nguyen :
Trả lời bởi _silverlining+ Dua vao dan, doan ket toan dan, "lay it danh nhieu, lay yeu danh manh"
+ Vua danh can giac vua rut lui de bao toan luc luong, buoc giac phai theo cach danh cua ta
- Cach danh cua nha Ho chong giac Minh :
+ Khong biet dua vao dan, khong doan ket duoc toan dan, chien dau don doc