Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

HV

trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa!!

LD
6 tháng 3 2017 lúc 21:22

**Ý nghĩa:Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng đã bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước. Đồng thời mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc-thời Lê sơ.

Bổ sung thêm ý nghĩa nha bạnleuleu
Bình luận (0)
TD
6 tháng 3 2017 lúc 20:46

Khởi nghĩa Lam Sơn :

* Diễn biến

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (chữ Nôm: 起義藍山) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu,cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng. Một văn thần trong quân khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Bình luận (0)
LD
6 tháng 3 2017 lúc 21:21

*Những ngày đầu hoạt động:

Những này đầu khởi nghĩa, nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân 3 lần phải rút quân lên núi Chí Linh, phải trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, thiếu lương thực trầm trọng, lại phải liên tiếp chống trả sự vây quét của quân địch, có lúc quân số chỉ còn 100 người.

Mùa hè năm 1423 Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh và được chấp nhận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Đến cuối năm 1424, do không mua chuộc được Lê Lợi, quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân, cuộc khởi nghĩa chuyển qua giai đoạn mới.

* Những thắng lợi đầu tiên:

Trước tình hình bị quân minh tấn công, Nguyễn Chích đề nghị chuyển vào Nghệ An. Kế hoạch được Lê Lợi chấp nhận. Trên đường chuyển quân vào Nghệ An, với sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân đã giả phóng được phần lớn Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa.

Năm 1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân,.. được lệnh chỉ huy 1 lực lượng mạnh tiến vào giải phóng Tân Bình và Thuận Hóa. Như vậy, nghĩa quân đã giải phóng được 1 khu vực rộng lớn từ Thanh Hó đến Đèo Hải Vân. Năm 1426, Lê Lợi quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc, đánh thắng nhiều trận lớn, buộc quân Minh phải rút về thành động quan cố thủ.

*tốt động chúc động và chi lăng xương giang:

Thánh 10-1426, Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào đông quan, tăng số quân Minh lên10 vạn. Ngày7-11-1426, Vương Thông mở cuộc phản công lớn, đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ.Biết được ý đồ, nghĩa quân cho đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động, khi quân Minh lọt vào trận địa thì nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào giặc đánh tan tác đội hình của chúng. Sau chiến thắng Tốt động-chúc động, nghĩa quân vây hãm Đông quan và giải phóng nhiều châu, huyện.

*Chi lăng-Xương Giang

Đầu 10-1427, Liễu Thăng và Mộc Thạch cỉ huy 2 đạng viện binh tiến vào nước ta theo 2 hướng Lạng Sơn,Hà Giang.

Quân Lam Sơn quyết định tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước.Ngày8-10, Liễu thăng dẫn quân vào nước ta, bị phục kích và tiêu diệt ở ải Chi Lăng. Liễu Thăng chết, phó tổng binh Lương minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ tiến xuống xương giang.Trên đường đi, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần trạm, phố cát và bị tiêu diệt. Thượng thư bộ binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

Trong khi Liễu thăng bị phục kích, Lê Lợi sai tướng đem chiến lợi phẩm ở chi lăng đến doanh trại của mộc thạch, biết liễu thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ vội rút quân về nước.Vương thông nghe tin 2 đạo viện binh bại trận liền xin hòa và mở hội thề đông quan để được an toàn rút quân về. Khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

Bình luận (0)
NL
1 tháng 4 2017 lúc 11:38

#Ý nghĩa:

* Đã kết thúc 20 năm ách đô hộ của nhà Minh

* Giành lại độc lập cho đất nước

* Mở ra một thời kì phqts triển mới cho đắt nước ở triều đại Lê Sơ

Bình luận (0)
LH
27 tháng 2 2018 lúc 13:08

I. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

a) Hoàn cảnh

- Tháng 10-1426,Vương Thông cùng 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan

- Quân ta đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Động

b) Diễn biến

- Ngày 7-11-1426, quân Minh cho xuất quân tiến về phía Cao Bộ.

- Quân ta phục binh từ mội phía xông vào đánh địch

c) Kết quả

- 5 vạn quân địch tử thương, bắt sống trên 1 vạn

- Vương Thông phải chạy về Đông Quan

2. Trận Chi Lăng-Xương Giang (tháng 10- 1427)

a) Sự c bj

* Địch : Tháng 10-1427, 15 vạn viện binh tiến vào nc ta chia làm 2 đạo:

+ Đạo I: do Liễu Thăng chỉ huy

+ Đạo II: do Mộc Thạnh chỉ huy

* Ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt quân của Liễu Thăng trc

b) Diễn biến:

- Ngày 8-10-1427, Liễu Thăng diễn quân tiến vào biên giới nc ta, bj nghĩa quân kích và giết chết ở ải Chi Lăng

- Tướng Lương Minh lên thay, dẫn quân xuống Xương Giang, liên tiếp bj phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh rút chạy về Trung Quốc

c) Kết quả

- Liễu Thăng, Lương Minh tử trận, hàng vạn tên giặc bj giết

- Vương Thông xin hòa,mở hội thề Đông Quan (10-12-1427)

- Ngày 3-1-1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nc ta, đnc sạch bóng quân thù

II. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lsử

a) Nguyên nhân:

- Cuộc khởi nghĩa đc nhân dân khắp nơi ủng hộ

- Ý chí quyết tâm bảo vệ đnc của toàn quân

- Sự lãnh tài tình của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi

b) Ý nghĩa lsử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ của nahf Minh

- Mở ra một thời kỳ mới phát triển cho đnc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DL
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết