Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

NL

Những việc làm của nhà Lê Sơ để phục hồi và phát triển nông nghiệp? Vì sao quốc Gia Đại Việt dưới thời Lê Sơ lại đạt được nhiều thành tựu rực rỡ như vậy

H24
4 tháng 4 2018 lúc 21:30
Chính sách thúc đẩy

Năm 1428, sau khi quân Minh về nước, Lê Thái Tổ lệnh cho con em các tướng và các đầu mục về quê nhận ruộng đất cày cấy. Năm 1429, ông lại ra lệnh: vườn của các quan ở kinh thành đều phải trồng hoa hoặc rau đậu, nếu bỏ hoang sẽ bị thu hồi[2].

Vua thứ tư là Lê Thánh Tông cũng tiếp thu tư tưởng của Lê Thái Tổ, quy định trong Luật Hồng Đức: nếu ruộng đất công có chỗ bỏ hoang thì quan trông coi phải tâu lên để chia cho người cày ruộng khai khẩn, nếu không sẽ bị xử tội[3].

Lập đồn điền

Nhà Lê kế tục các triều đại trước, cho các tù binh người Minh và người Chiêm Thành khi khai phá những vùng đất mới, lập thôn xóm. Các công thần Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ, Trần Lạn… được cấp tù binh để đi khai hoang. Những vùng đất mới được thành lập mang tên vệ, sở được hình thành ở ven sông thuộc huyện Hưng Nguyên, Thiên Bảo, Diễn Châu…

Sang thời Lê Thánh Tông, chính sách đồn điền được thực hiện rộng rãi. Vua ban chiếu lập đồn điền, mở rộng quy mô các đồn điền tại các địa phương, tận dụng sức lao động của người lưu vong, tội đồ. Tới năm 1481, trong cả nước có 43 đồn điền. Các đồn điền ở Bắc Bộ thường nhỏ và mang tên xã; trong khi các đồn điền từ Thanh Hóa trở vào rộng lớn hơn và mang tên huyện, do những vùng đất này còn nhiều nơi chưa được khai thác.

Di dân và khẩn hoang

Không chỉ tận dụng sức lao động của tù binh và người phạm tội, nhà Lê còn chú trọng tới lực lượng lao động là nông dân tại các địa phương để mở mang những vùng đất hoang. Thời Lê Thánh Tông hình thành hai loại ruộng mới là "ruộng chiếm xạ" và "ruộng thông cáo"[3]:

Ruộng thông cáo là ruộng bỏ hoang ở các làng xã được triều đình cho phép cày cấy sau khi tâu báo lên. Người khai phá được hưởng lợi trên ruộng cày cấy đó và truyền cho con cháu nhưng không được biến thành ruộng tư hữu Ruộng chiếm xạ cũng là ruộng khẩn hoang nộp thuế, làm được trên diện tích bao nhiêu thì được hưởng lợi sau khi nộp thuế và có thể xin làm ruộng tư.

Với chính sách khẩn hoang và cho phép người nông dân được sở hữu ruộng tư, nhà Lê đã khuyến khích được sức sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể, giảm bớt mâu thuẫn trong xã hội về ruộng đất

Chế độ ruộng đất

Ruộng đất thời Lê sơ chia hai loại chính là ruộng công và ruộng tư.

Ruộng công gọi là quan điền. Trong số ruộng công, một bộ phận được đem phong thưởng cho các công thần, ban cho các quý tộc và quan lại, gọi là lộc điền. Ruộng đất trên thực tế có không đủ để thực hiện chính sách lộc điền này, do đó chính sách chỉ thực hiện được một phần, do đó trên danh nghĩa giấy tờ các quý tộc và quan lại được hưởng 10 phần song thực tế chỉ được cấp phát khoảng 1/10 – 1/5[4].

Một bộ phận khác trong ruộng công, đất công và đất hoang được kê khai, đo đạc và chia cho các hạng từ tướng, quân, quan, dân tới cả người già yếu, cô quả ở các địa phương được hưởng. Đó gọi là chế độ quân điền.

Ruộng tư thời Lê sơ chủ yếu nằm trong tay các quý tộc, quan lại và địa chủ chiếm hữu. Một bộ phận nhỏ khác trong tay nông dân có ruộng tự canh tác.

Trị thủy và làm thủy lợi

Đắp đê và làm thủy lợi là yêu cầu cấp bách của sản xuất nông nghiệp. Các đời vua Lê Thái Tông đến Nhân Tông, Thánh Tông, Hiến Tông đều rất quan tâm đến việc này. Các vua Lê cho đào và khơi các kênh ở Trường Yên, Thanh Hóa, Nghệ An; đào sông Bình Lỗ từ Lãnh Canh đến cầu Phù Lỗ, khai các kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, khai cừ An Phúc xuống cừ Thượng Phúc[5].

Thời Lê Thánh Tông, việc đắp đê sông và đê biển được chú trọng hơn các thời trước. Con đê chống nước mặn đắp trong niên hiệu Hồng Đức được gọi là đê Hồng Đức dài gần 25 km, hiện vẫn còn dấu tích tại phía bắc huyện Hải Hậu[6].

Năm 1475, Lê Thánh Tông ra sắc lệnh về sửa đắp đê điều và đường sá. Cùng năm, ông đặt ra chức quan Hà đê để trông coi đê điều và chức quan Khuyến nông để đôn đốc nhân dân việc cày cấy.

Trình độ sản xuất nông nghiệp thời Lê sơ tuy có được nâng lên so với các đời trước nhưng nhìn chung không có chuyển biến quan trọng. Nông nghiệp vẫn điển hình là trình độ kỹ thuật của nền sản xuất tiểu nông dựa trên sức lao động và kinh nghiệm lâu đời, với những công cụ thô sơ, nhỏ bé[7].

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết