10. Các từ “ châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không ? Vì sao ?
a. Châu chấu đá xe .
b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi .
c. Ngọc ngà châu báu
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi chẳng lúc nà tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tôi cũng đón em
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích bằng 1 câu văn?
Câu 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn sau:
"Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."
Câu văn: “Tuy trời mưa nên em vẫn đi học đúng giờ” mắc lỗi gì về quan hệ từ?
A. Thiếu quan hệ từ
B. Thừa quan hệ từ
C. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết
D. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến đây ta với ta
Em hãy chỉ rõ đại từ và quan hệ từ được sử dụng ở hai câu trên? Nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện ý thơ.
Hà lân la đến làm quen với ông họa sĩ.
- Ông ơi! Sông quê cháu nước trong ông nhỉ?
Trong, đẹp lắm cháu ạ, cháu lại đây trông ông vẽ có giống không?
- Ôi! Giống quá, mà ông… ông còn cho nó chở bao nhiêu là thứ, ông có vẽ được hoa này không?
Từ nãy đến giờ đến bên ông. Hà cầm sẵn một cành hoa mận trong tay màu trắng tinh ngắt ở trước sân nhà. Hà giơ lên cho ông họa sĩ:
- Ông vẽ nó vào đi ông, ông vẽ nữa, cháu ngắt cho ông. Hay cháu dẫn ông đi, quê cháu nhiều hoa đẹp lắm cơ ông ạ.
Họa sĩ một mình lặng lẽ ngồi vẽ từ sáng, giờ có cô bạn nhỏ đến, ông thấy vui hơn. Hai ông cháu dắt nhau ra dọc bờ sông tìm các loại hoa. Hoa nào Hà cũng có một câu chuyện riêng về nó để kể cho ông nghe.
- Hoa cải vùng này ông ạ, cháu thích lắm nhưng mẹ cháu không cho hái, mẹ nói để nó đậu quả mà làm giống. Làm giống làm gì ông nhỉ? Cháu thì cháu thích nó vàng tươi để ong đến hút mật thích lắm cơ. Ông đã thấy ong đậu hoa cải bao giờ chưa?
- Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.
- Ông có biết hoa bèo này không ông? Cháu thích màu tím bồng bồng trên nước lắm, cơ mà mẹ cháu lại chúa ghét.
- Vì sao?
- Vì ra hoa là bèo già rồi phải không ông – mẹ bảo bèo già lợn ăn không ngon, lợn nhai mỏi răng lắm…
Cứ thế hai ông cháu hết đi lại ngồi.
Một lần họa sĩ giăng tấm bản vẽ bồi giấy trắng ra. Hà như bị thu hút vào đấy hết.
- Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.
- Thì cháu chả đang mặc áo hoa đấy là gì!
- Ôi! Cái này thì chán lắm.
- Sao lại chán, thế cháu có biết hoa này tên gọi là hoa gì không?
- Cháu chịu, hoa ấy ở tận nước nào xa xăm lắm, có cả hoa ở chỗ bác Thọ hay đi họp nữa đấy, anh cháu bảo thế. Anh bảo quê cháu không có thứ hoa này. Mặc áo hoa mà chẳng biết hoa ấy ở đâu thì chán ông nhỉ. Cháu ước có một chiếc áo hoa toàn thứ hoa ở quê cháu. Có cành này, lá này, có các loài vật nữa cháu càng thích.
Họa sĩ gật đầu. Ông hiểu ý của Hà nhiều hơn bé nói. Ông nhớ lại đã bao nhiêu lần ông đặt giá vẽ lên bãi sông này. Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé. Có điều là mỗi cô, chú bé đến với ông bằng một cách. Và mỗi đứa cũng rủ rỉ với ông bằng một chuyện khác nhau. Thường thì các chú bé thích được ông cho cầm bút vẽ lên giấy. Riêng bé Hà không thế. Bé dẫn chuyện và kể với ông những điều làm ông thích thú đến tò mò. Cô bé có đôi mắt sáng và đôi môi chúm lại vừa kín đáo vừa ngây thơ.
(Trích Người họa sĩ già với chiếc áo hoa - Thúy Bắc)
Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Tự sự
Câu 3. Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?
A. Họa sĩ
B. Người cha
C. Họa sĩ và bé Hà
D. Bé Hà
Câu 4. Câu nói “Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.”là lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện.
B. Lời của nhân vật bé Hà.
C. Lời của nhân vật người mẹ.
D. Lời của nhân vật họa sĩ.
Câu 5. Em có nhận xét gì về tính cách của người họa sĩ?
A. Là người kiêu căng, khó gần.
B. Là người không thích trẻ nhỏ
C. Là một họa sĩ già khó tính.
D. Là người hòa đồng, gần gũi với trẻ nhỏ, hiểu những tâm sự của con trẻ.
Câu 6. Phó từ trong câu “Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé.” là:
A. Và
B. Đã
C. Gặp
D. Bao nhiêu
Câu 7. Theo em, đề tài rõ nhất được nói đến trong đoạn trích là đề tài gì?
A. Đề tài về tình cảm của con người với phong cảnh quê hương.
B. Đề tài vẽ tranh.
C. Đề tài về phong cảnh thiên nhiên.
D. Đề tài về nghề họa sĩ.
Câu 8. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.” là gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 9. Trong đoạn trích, ước mơ của bé Hà là gì. Em có suy nghĩ gì về ước mơ này?
Câu 10. Nhân vật bé Hà có điểm gì giống với em? Câu chuyện của bé Hà mang đến điều gì mà em thích nhất?
mọi người giúp vs (5sao nha)
Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao ?
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...
Trong những từ sau: “róc rách, tóc tai, học sinh, đông đủ” từ nào không phải là từ ghép ?
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi với bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Câu 5 Hãy viết 3-5 câu văn thể hiện cảm xúc,suy nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu
đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy.
(Theo Tô Hoài)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
b. Chỉ ra các đồng nghĩa được sử dụng trong đoạn trích?
c. Nêu tác dụng của từ đồng nghĩa đoạn trích?
d. Nêu nội dung của đoạn trích?