Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

LD

Nêu diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên?

HD
30 tháng 11 2018 lúc 20:20

Diễn biến:

- Tháng 4 năm 1288, địch rút quân về trên sông Bạch Đằng.

- Quân ta ra khiêu chiến rồi nhử địch lọt vào trận địa mai phục.

Kết quả:

- Hàng vạn tên giặc bị tiêu diệt.

- Ô Mã Nhi bị bắt sống, Thoát Hoan chạy về nước.

\(\rightarrow\) Ngày 9 tháng 4, cuộc kháng chiến kết thúc với thắng lợi vẻ vang.

Bình luận (0)
V1
30 tháng 11 2018 lúc 20:27
[hiện] x t s Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
Tham chiếnChỉ huyLực lượng
Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3
Thời gian năm 1287-1288
Địa điểm Bắc Bộ Việt Nam
Nguyên nhân bùng nổ Đại Việt chống lại sự xâm lược của nhà Nguyên
Kết quả Quân Đại Việt toàn thắng,
Nguyên Mông phải rút lui khỏi Đại Việt
Nhà Trần Đại Việt Nhà Nguyên Trung Quốc
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Quốc Tuấn
Trần Quang Khải
Trần Nhật Duật
Trần Khánh Dư
Phạm Ngũ Lão
Trần Gia
Nguyễn Khoái
Nguyễn Thế Lộc
Trần Ngạc
Đỗ Hành
Thoát Hoan
Ariq Qaya (A Lý Hải Nha)
Ô Mã Nhi
Ayuruychi (Áo Lỗ Xích)
Phàn Tiếp
Tích Lệ Cơ
Yiymis (Diệc Hắc Mê Thất)
Ariq Qusun (A Lý Quy Thuận)
Abaci (A Bát Xích)
Ali (A Lý)
Trình Bằng Phi
Aruq (Ái Lỗ)
Trương Ngọc
Lưu Khuê
Siktur (Tích Đô Nhi)
Trương Văn Hổ
Phí Củng Thìn
Đào Đại Minh
Trần Trọng Đạt
Tạ Hữu Khuê
Bồ Tý Thành
Trần Ích Tắc
Lê Tắc
trên 300.000.[1] 500.000.[1]
.
[hiện] x t s Kháng chiến của Việt Nam

Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 (theo cách gọi khác ở Việt Nam là Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3) là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên và Đại Việt diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt từ tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288.

Đại Việt lại một lần nữa đẩy lui được cuộc xâm lăng của Nguyên Mông. Sau này, giữa nhà Trần và nhà Nguyên không phát sinh thêm cuộc chiến tranh nào và đây được sử sách nhìn nhận là cuộc chiến cuối cùng giữa hai bên.

Mục lục 1Nguyên nhân 2Tương quan lực lượng 2.1Quân Nguyên 2.2Quân Trần 3Diễn biến 3.1Hai bên dàn quân 3.2Đụng độ ở biên giới quốc gia 3.3Trận Vạn Kiếp và phía tây bắc nước ta 3.4Trận Cao Lạng 3.5Trận Thăng Long 3.6Trận Vân Đồn 3.7Thoát Hoan rút về Vạn Kiếp 3.8Trận Bạch Đằng 3.8.1Giả thuyết khác 3.9Trận Lạng Sơn 3.10Kết cục các tướng Nguyên 4Kết quả 5Định công phạt tội 6Chiến thuật và ý nghĩa 7Xem thêm 8Tham khảo 9Ghi chú Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thất bại trong việc chinh phạt Đại Việt năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt vẫn không từ bỏ kế hoạch chiếm Đại Việt. Gần như ngay lập tức, kế hoạch tái chinh phạt được hoạch định. Ngày 21 tháng 8 năm 1285, Khu mật viện nhà Nguyên trình đề nghị tái chiến với Đại Việt.

Giữa tháng 2 năm 1286, Hốt Tất Liệt lệnh cho Ariq Qaya bàn kế hoạch đánh Đại Việt. Đầu tháng 3, danh sách các chỉ huy quân Nguyên tham gia được phê duyệt. Giữa tháng 3, việc điều động binh lính bắt đầu và đồng thời một dự án đóng 300 tàu chiến được khởi công.

Tuy nhiên, do những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc nổ ra khắp nơi ở miền Nam Trung Quốc, nên vào tháng 6 năm 1286 vua Nguyên ra lệnh hoãn việc chinh phạt Đại Việt. Đến cuối năm 1286, việc chuẩn bị chinh phạt Đại Việt được tái khởi động.[2]

Tương quan lực lượng[sửa | sửa mã nguồn] Quân Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Theo kế hoạch mà Hốt Tất Liệt đề ra vào tháng 3 năm 1286, đội quân Nguyên chinh phạt Đại Việt vẫn sẽ do Toghan (Thoát Hoan) làm tổng tư lệnh. Ariq Qaya làm phó tổng tư lệnh. Các chỉ huy cao cấp khác gồm Ayuruychi (Áo Lỗ Xích), Omar (Ô Mã Nhi), Phàn Tiếp (tướng người Hán của nhà Nguyên), Yiymis (Diệc Hắc Mê Thất), Ariq Qusun (A Lý Quỹ Thuận), v.v... Sau đó, tháng 11 năm 1286, Abaci (A Bát Xích), Ali (A Lý), Trình Bằng Phi (tướng người Hán của nhà Nguyên), Aruq (Ái Lỗ), Trương Ngọc, Lưu Khuê, Siktur (Tích Đô Nhi), Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn, Đào Đại Minh (những tên cướp biển người Hán làm tướng nhà Nguyên), Trần Trọng Đạt, Tạ Hữu Khuê, Bồ Tý Thành cũng được điều động. Phần lớn các tướng lĩnh này đều đã từng tham gia chinh phát Đại Việt năm 1285.[3] Ariq Qaya qua đời ngày 18 tháng 6 năm 1286, và Ayuruchi được cử làm phó cho Thoát Hoan.

Theo Nguyên sử, ngoài việc huy động lại những quân lính trong lần chinh phạt thứ 2 thoát được về Trung Quốc, nhà Nguyên còn huy động thêm 7 vạn quân Mông Cổ và Hán của ba tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, 1.000 quân nhà Nam Tống cũ đầu hàng theo Nguyên, 6.000 quân của Vân Nam, 15.000 quân người Lê ở Hải Nam, ngoài ra còn quân người dân tộc ở Quảng Tây. Số quân huy động thêm mà Nguyên sử ghi là 92.000, chưa tính số quân người Choang không được ghi rõ. An Nam chí lược ghi tổng số quân là 10 vạn, nhưng khi vào đến Đại Việt hội binh thì lại ghi có 50 vạn. Đại Việt sử ký Toàn thư ghi số quân Nguyên là 50 vạn. Về thủy quân, quân Nguyên có 700 thuyền chiến mới đóng cùng 120 thuyền chiến của Hải Nam đều đặt dưới sự chỉ huy của Ô Mã Nhi. 100 thuyền vận tải chở 17 vạn thạch lương do Trương Văn Hổ chỉ huy đi cùng Ô Mã Nhi.[4]

Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược cho rằng số quân Nguyên khoảng 30 vạn và Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần cho rằng con số này giống như An Nam chí lược ghi khi quân Nguyên hội binh, là gần với sự thực, vì ngoài số quân mới huy động còn số quân trở về từ thất bại năm 1285 được điều động quay trở lại Đại Việt.[1]

Quân Trần[sửa | sửa mã nguồn]

Phía Đại Việt đã tiến hành tổng động viên. Lần này lãnh đạo là Trần Nhân Tông. Tướng chỉ huy toàn bộ quân đội là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tổng số quân nhà Trần khoảng 32 vạn[1] (con số này có lẽ tính gộp cả quân chủ lực lẫn quân địa phương và dân binh)

Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, chỉ trừ những người từng hàng quân Nguyên đều không được đại xá. Nhiều tù nhân được ra tình nguyện tòng quân ra mặt trận để báo ơn.

Trần Quốc Tuấn với những kinh nghiệm tác chiến thu được sau khi đánh bại quân Nguyên 2 năm trước, sau khi phân tích tình hình quân Nguyên, đã tự tin tâu với vua Trần: "Thế giặc năm nay dễ phá"

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn] Chongquannguyenlan3.svg Hai bên dàn quân[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 9 âm lịch, Thoát Hoan khởi binh từ đất Ngạc tiến về phía nam, mượn tiếng đưa "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc về nước. Quân Nguyên chia làm 3 cánh:

Cánh thứ nhất theo đường Vân Nam tiến xuống sông Thao và sông Lô như 2 lần trước do Aruq chỉ huy Cánh thứ hai là quân chủ lực đi đường châu Khâm, châu Liêm do Thoát Hoan cùng Trình Bằng Phi, Áo Lỗ Xích, dẫn theo Trần Ích Tắc tiến vào biên giới đông bắc. Cánh thứ 3 là thủy quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy 500 chiến thuyền cùng đoàn vận lương do Trương Văn Hổ phụ trách kéo theo sau.

Phía Đại Việt, Trần Quốc Tuấn thống lĩnh các vương hầu chia quân chống giữ các nơi. Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Khoái mang 3 vạn quân giữ Lạng Sơn;[5] Lê Phụ Trần[cần dẫn nguồn] mang 3 vạn quân vào giữ Thanh - Nghệ; Trần Khánh Dư giữ Vân Đồn; tự Trần Quốc Tuấn đóng binh ở Quảng Yên. Mặt khác, Hưng Đạo Vương sai quân biên giới giáp châu Tư Minh, chia ra đóng các đồn Sa, Từ, Trúc để chống bộ binh địch xâm nhập; lại sai một tướng khác ra giữ Bình Than.

Đụng độ ở biên giới quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Cánh quân Nguyên chủ lực do Thoát Hoan và Ayuruyci chỉ huy tập kết tại Tư Minh vào ngày 18 tháng 12 năm 1287 và bắt đầu vào lãnh thổ Việt Nam ngày 25 tháng 12 năm 1287. Tiến tới Lộc Châu (Lộc Bình, Lạng Sơn) ngày 29 tháng 12 thì Thoát Hoan chia quân làm 2 mũi, một mũi do Trình Bằng Phi và Bolqadar chỉ huy có 1 vạn quân người Hán đi từ Vĩnh Bình tới Chi Lăng và một mũi nữa gồm số quân còn lại đi từ Lộc Bình tới Sơn Động; lưu 2500 quân ở lại vận lương, vũ khí và binh phục.

Ngả quân bộ do Aruq, Atai và Mangqudai chỉ huy từ Vân Nam tiến vào lãnh thổ Đại Việt còn sớm hơn cả ngả chính; ngày 11 tháng 12 đã đến Bạch Hạc.

Thủy quân của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy xuất phát từ Khâm Châu tiến về vùng bờ biển Đông Bắc của Đại Việt. Ngày 17 tháng 12 năm 1287, lực lượng chiến đấu chính do Ô Mã Nhi chỉ huy tách khỏi lực lượng vận tải lương thực, vài ngày sau thì tiến vào cửa biển Vạn Ninh (Móng Cái) từ đó đi ven bờ tiến tới cửa sông Bạch Đằng và theo sông này tiến vào Vạn Kiếp.

Gần như ngay khi đặt chân vào đất Đại Việt, quân Nguyên và quân Đại Việt đã giao chiến với nhau. Quân từ Vân Nam của Aruq giao chiến với 4 vạn quân của Trần Nhật Duật tại Bạch Hạc và giành thắng lợi, thu được một số thuyền và giết được Lê Thạch và Hà Anh của Đại Việt.

Các mũi quân của Thoát Hoan vừa qua sông biên giới, Trình Bằng Phi mang quân Hán tiến vào phía Lạng Châu và Lão Thử (Chi Lăng). Nguyên sử chép rằng cánh quân này thắng liền 17 trận, đánh chiếm các đồn Hãm Sa, Tư Trúc.[5] Mũi nhánh thứ hai của Thoát Hoan có Thoát Hoan đi cùng vượt qua ải Khả Lý. Đến đầu năm 1288 thì đóng ở kênh Mao La.

Lực lượng thủy quân Nguyên không tiến vào Thanh - Nghệ rồi đánh ngược ra giống lần trước như nhà Trần dự định vì đã biết quân Trần đề phòng, trái lại tiến thẳng vào miền bắc để hợp binh với Thoát Hoan. Khi Ô Mã Nhi tiến tiến đến Quảng Yên thì giao chiến với quân của tướng Đại Việt là Trần Gia tại vụng Đa Mỗ (mũi Ngọc, Móng Cái). Trần Gia nỗ lực chống lại, chiếm được một số thuyền và đánh đắm vài thuyền lương đầu tiên. Phía Trần Gia cũng bị chết vài trăm người[6] và thế yếu hơn, cuối cùng phải rút lui.

Thoát Hoan nghe tin báo lương thực bị hãm, liền lệnh cho các tướng đi cướp được một số lương thực của Đại Việt để dùng.

Đầu tháng chạp âm lịch, quân Trần tại khắp các đồn ải ở biên giới Lạng Sơn chống đỡ không nổi phải rút lui; một số nơi khác nghe tin thanh thế quân Nguyên quá lớn phải bỏ đồn rút trước khi quân Nguyên đến nơi.[6]

Quân Trần yếu thế, lại bị quân Nguyên cướp lương, nên lui về Vạn Kiếp để bảo toàn lực lượng. Trần Gia tuy thắng được tiền quân thuỷ một trận nhỏ nhưng tiền quân thuỷ của Phàn Tiếp vẫn tiến được qua sông Bạch Đằng vào Bắc Giang. Trần Quốc Tuấn bố trí quân ra chặn ở sông nhưng không cản nổi. Phàn Tiếp gặp được quân bộ của Thoát Hoan.

Trận Vạn Kiếp và phía tây bắc nước ta[sửa | sửa mã nguồn]

Thoát Hoan chia quân đánh chiếm núi Phả Lại và núi Chí Linh (Hải Dương), lập trại vững chắc để bố phòng.

Trình Bằng Phi tiến đánh trại Phù Sơn, quân Trần dùng tên độc giết nhiều quân Nguyên nhưng sau đó Bằng Phi được tiếp viện, lại quay trở lại đánh. Quân Trần rút lui.

Đầu tháng 1 năm 1288, hai cánh quân của Thoát Hoan và Trình Bằng Phi hợp lại tại Vạn Kiếp. Dọc đường từ Lộc Châu đến Vạn Kiếp, cánh Trình Bằng Phi đã giao chiến với quân Đại Việt 17 trận, còn cánh của Thoát Hoan chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt. Lực lượng Đại Việt tại Vạn Kiếp rất ít và đã rút lui về Thăng Long.

Thoát Hoan chiếm lấy Vạn Kiếp làm căn cứ đầu não, để ở đây 2 vạn quân, dựng thành gỗ trên núi ở Chí Linh và Phả Lại. Từ đây, quân Nguyên đánh rộng ra xung quanh và tiến về Thăng Long.

Tại mặt trận tây bắc, đạo quân của Aruq từ Vân Nam theo dòng sông Thao và sông Lô đánh xuống. Quân của các chủ trại Tuyên Quang ra đánh chặn không nổi. Trần Nhật Duật vốn giữ mặt trận Lạng Sơn, sợ địch vào sâu bèn ra đóng ở Bạch Hạc để ngăn quân Aruq. Hai bên giao chiến tất cả 18 trận và cùng bị thiệt hại. Hai tướng nhà Trần là Hà Anh và Lê Thạch bị quân Nguyên bắt giết.

Cuối cùng Trần Nhật Duật thua chạy. Aruq tiến vào Thăng Long.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LS
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
BY
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
KA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết