Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

TH

giúp mình

biểu cảm về Bài “Bạn đến chơi nhà”

I. Mở bài

- Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ hay về làng cảnh quê hương

- “Bạn đến chơi nhà ” là bài thơ tôi yêu thích nhất trong chương trình ngữ Văn 7.

- Bài thơ là một niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền và hóm hỉnh khi đã bấy lâu nay bạn già mới về thăm.

II. Thân bài

a. Cảm nhận chung về tác phẩm.

- Lập ý bằng cách cố tình dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà để rồi hạ một câu kết “Bác đến chơi đây ta với ta” .

- Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật .

- Giọng thơ hóm hỉnh , bố cục sáng tạo , không theo luật thể hiện tình bạn đậm đà , thấm thiết , vượt lên trên mọi giá trị của vật chất

b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật bài thơ theo bố cục:

Câu 1 :

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

- Câu thơ là một lời chào hỏi hồ hởi , thân tình .

- “Đã bấy lâu nay”: thông báo về sự xa cách lâu ngày

- “Bác tới nhà”: niềm vui hân hoan, mừng rỡ.

à Ngôn ngữ thơ bình dị , tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát ra tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.

Câu 2 -> 7: Sáu câu tiếp theo từ câu hai đến câu bảy, thơ chuyển giọng: từ vui sang kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách trầu không có”

- Hiếu khách là tập tục tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Bạn đến thì phải tiếp đón đàng hoàng.

- Tấm lòng mến khách là vẻ đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Thế nhưng “Trẻ thời đi vắng, chợ thì xa”. Câu thơ dựng lên một tình huống oái oăm. Lời phân bua kéo dài từ câu hai đến câu bảy, ta nhận thấy có chút lúng túng, áy náy, vừa tế nhị, vừa dí dỏm để thanh minh cho cảnh sống giản dị, thanh bần của nhà thơ.

- Sáu câu thơ đầu không một từ Hán Việt, không một hình thức ước lệ mà ý thơ vẫn đẹp như một bức tranh đầy màu sắc (nước biếc, hàng giậu thưa, mùa xanh của cây lá, màu vàng của hoa mướp).

- Câu thơ “Đầu trò tiếp khách trầu không có” phải chăng cách nói cường điệu của nhà thơ để tạo một nét duyên, đáng yêu làm nền cho phần kết.

- Nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu con người không bi quan, than thở, trái lại vẫn bình thản để giải bày, tìm sự cảm thông chia sẻ.

Câu cuối : Thấm thía , trân trọng biết bao trước tình bạn thắm thiết của nhà thơ :

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

- Âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào . Câu cuối bài thơ đã khẳng định một giá trị chân lí cao đẹp: Tình bạn chân thành vượt qua tất cả.

- Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

- Về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau.

- Đại từ “ta” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ: một cái tôi riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cô đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa.

- “Ta” trong thơ Nguyễn Khuyến tuy một âm nhưng lại nói về hai người: nhà thơ và bạn. Nói về hai người nhưng qua một đại từ nhân xưng, cụ Yên Đỗ muốn ca ngợi tình bạn gắn bó, thân mật tưởng không thể tách rời chia đôi.

- Rõ ràng tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải vật chất. Kết cấu thơ và cách dùng từ chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa . Qua đó , Nguyễn Khuyến đã cho em them những nhận thức sâu sắc : tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá hơn mọi thứ mâm cao cỗ đầy và hình dung rõ hơn nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài .

III. Kết bài

- “Bạn đến chơi nhà” là bài thơ hay về tình bạn. Lời thơ thuần Việt giản dị trong sáng, dễ hiểu và dễ thuộc.

- Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tình người cao hơn của cải.

- Bài thơ tạo một dấu ấn không quên trong lòng tôi và vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay.

DL
23 tháng 12 2021 lúc 14:49

rồi kêu làm cái gì với cái đề v:<

Bình luận (1)
DL
24 tháng 12 2021 lúc 10:45

" Bạn đến chơi nhà" của nhà thơ Nguyễn Khuyến là bài thơ mang đến một tính huống dở khóc dở cười nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa vô cùng sâu xa, được tác giả sáng tác chỉ với 8 câu thơ với lời thơ đơn giản, mộc mạc nhưng lại rất tinh tế. Nói về một tình bạn đẹp giữa ông và người bạn thân tên Dương Khuê. Bài thơ như một câu chuyện tự bộc bạch hết nỗi niềm và tình cảm dành cho tình bạn tri kỷ. Với câu thơ đầu tiên, tác giả như vỡ oà những cảm xúc vui mừng rỡ sau thời gian dài mới được gặp lại bạn thân:

" Đã bấy lâu nay Bác đến nhà"

Tác giả sử dụng cụm từ “đã bấy lâu nay” ngụ ý rằng đã từ rất lâu rồi tôi và bạn mới được gặp lại nhau, đồng thời thể hiện một tình cảm dạt dào, tha thiết dành cho người bạn xa cách thời gian dài.Cho ta thấy tác giả rất vui mừng khi mình sống ẩn dật nhưng vẫn có bạn đến thăm (tình bạn giàu tinh thần đẹp đẽ). Và bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cách xưng hô qua danh từ “bác” thể hiện một sự thân thiết, ân cần và gần gũi. Ngỡ như tình bạn đẹp ấy sẽ được tiếp đón bằng những món ăn ngon. Vậy mà, một tình huống dở khóc dở cười xuất hiện:

" Trẻ thời đi vắng chợ thời xa"

Bạn đến chơi tôi rất muốn tiếp đãi bạn bằng những món ăn cao sang thế nhưng trẻ con thì không có để sai khiến, chợ thì ở quá xa, tuổi tôi đã lớn cũng chẳng thể đi đâu xa được. Lúc này , tác giả nảy ra sáng kiến cơm nhà lá vườn của tác giả cứu vớt được tình huống lúc bấy giờ, thế nhưng:

"Ao sâu nước cả khôn chài 

 Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà"

Những món ăn ở vườn nhà cũng chẳng khá hơn khi muốn đãi bạn món cá thì ao lại quá sâu không bắt được, có gà nhưng “vườn rộng, rào thì thưa” không dễ để bắt gà. Vậy nhà thơ sẽ dùng cái gì để tiếp đón bạn quý đây?

" Cải chửa ra cây, cà mới nụ

 Bầu vừa rụng rốn, mướp đươm hoa"

Thôi thì đành tiếp bạn những món rau dân giã, thế nhưng ra đến vườn thì cải thì chưa ra cây, cà thì mới chớm nụ, bầu và mướp thì chưa thành quả. Tình huống dưỡng như đã trở nên khó xử hơn.

Thế là chỉ còn lựa chọn cuối cùng:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Vì không có những món ăn dù dân giã hay cao sang để tiếp đãi bạn, chỉ có sự chân thành, vui vẻ qua những câu chuyện tâm tư. Thoạt mới nhìn vào bài thơ cứ ngỡ tác giả đang than vãn với người bạn của mình về sự nghèo khổ, khốn khó, thế nhưng ý nghĩa sâu xa có ai biết. Tác giả sử dụng phép lặp “không” như muốn khẳng định về tình bạn gắn bó keo sơn, chẳng vì vật chất mới chơi cùng với nhau. Tình bạn tri kỷ chỉ cần nhìn thấy nhau hạnh phúc, khỏe mạnh là đủ vui rồi, cũng đủ để trường tồn mãi với thời gian.

Câu thơ cuối như lời giãi bày:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Danh từ “Bác” một lần nữa lại xuất hiện như một sự trân trọng, yêu thương. Đồng thời thể hiện sự biết ơn đối với người bạn thân đã lặn lội đường xá xa xôi đến chơi với tác giả. Cụm từ “ta với ta” ám chỉ tôi với bạn. Đến đây cả hai như cùng chung một nỗi niềm, một sự cảm thông, trân quý lẫn nhau. Chẳng cần mâm đầy món cao sang, chỉ cần tôi và bác được gặp nhau cũng đủ thân tình. Chắc chắn đây là một tình bạn đáng để học hỏi, tri kỷ và đáng quý. Một tình bạn chân thành, không vụ lợi. Câu thơ cuối như làm sáng cả bài thơ, thật ấm áp làm sao.Bài thơ khép lại mang một ý nghĩa rằng tình bạn chỉ đơn giản xuất phát từ trái tim, sự chân thành, không vụ lợi, phi vật chất đó mới chính là tình bạn đẹp. Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với luật lệ nghiêm ngặt nhưng vẫn toát lên sự dí dỏm, vui tươi, lạc quan trong từng câu thơ. Cùng với tác sử dụng nghệ thuật phép lặp “không” nhằm khẳng định một tình bạn keo sơn, bền chặt chẳng cần mâm cao cỗ đầy nhưng cả hai vẫn vui vẻ trò chuyện, tương thông lẫn nhau. Bài thơ như muốn truyền tải một ý nghĩa cao đẹp về tình bạn đích thực, em thấy rất nghưỡng mộ tình bạn này bởi thời xưa mấy người có được tình bạn cao đẹp này. Mong rằng qua bài thơ này, chúng ta học được thế nào là tình bạn đẹp, học tập theo tác giả để có 1 tình bạn như vậy, không lừa dối, không khinh thường cũng không quan tâm tiền tài vật chất.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
GH
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
7K
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết