Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

HA

Giới thiệu về Nguyễn Trãi

H24
7 tháng 2 2018 lúc 20:02

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

Nguyễn Trãi tên hiệu ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở xã Chi Ngại (Nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động: nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh xâm lược. Cha bị bắt, Nguyễn Trãi muốn làm tròn đạo hiếu nhưng nghe lời cha dặn đã quay về báo thù cho nước, rửa nhục cho cha. Bị giam lỏng ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi dâng Bình Ngô sách. Từ đó, Nguyễn Trãi trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi, đưa cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh giành thắng lợi. Mùa xuân năm 1428, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo - một áng Thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc.

Chưa kịp thực hiện hoài bão, Nguyễn Trãi bị nghi ngờ rồi bị bắt, bị vô hiệu hóa khiến năm 1439 ông phải xin cáo quan về ẩn dật ở Côn Sơn. Vua Lê Thái Tông lên ngôi lại vời ông ra giúp nưóc. Nguyễn Trãi lại khấp khởi hi vọng những ba năm sau đó, một thảm họa có một không hai trong lịch sử đã xảy ra: Vụ án Lệ Chi Viên (1442) đã khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Năm 1464, Vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã minh oan cho Nguyễn Trãi và tặng ông bảy chữ: “ức trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao khuê).

Nguyễn Trãi là người thanh khiết bậc nhất trong những người thanh khiết. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn. Ông đã để lại cho đời sau một di sản to lớn về quân, văn hóa, lịch sử, địa lí, ngoại giao... đặc biệt là sự nghiệp văn học.

Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là quyển sách có giá trị quân sự, chính trị, ngoại giao. Với chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) những trang văn Nguyễn Trãi quả là “có giá trị hơn mười vạn binh”.

Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trãi có giá trị lớn về lịch sử; Dư địa chí là tác phẩm địa lí xưa nhất không chỉ có giá trị địa lí mà còn có giá trị lịch sử, dân tộc học.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi mới thật phong phú. Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm có nhiều giá trị, một áng Thiên cổ hùng văn, một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. Cùng với bài Phú núi Chí Linh và Chuyện cù về cụ Băng Hồ, Nguyễn Trãi có tập thơ chữ Hán ức Trai thi tập mà mỗi bài thơ trong đó là một mảnh hồn ức Trai. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi là một dòng thơ tràn đầy tinh thần tự tôn dân tộc. Quốc âm thi tập xứng đáng được coi là tập thơ Nôm tiêu biểu nhất của văn chương Việt Nam suốt hơn 500 năm.

Tư tưởng bao trùm thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng yêu. nước, thương dân. Với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”', nhân nghĩa lớn nhất với Nguyễn Trãi là làm sao cho dân yên ổn, “khắp nơi không còn tiếng hờn giận, oán. sầu”. Có lẽ Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng phong kiến chú ý tới tầng lớp “lê dân” (dân đen). Ông nhìn thấy sức mạnh “như nước” của dân và mọng muốn cho dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ văn của mình những tư tưởng triết lí sâu sắc mà giản dị. Đó là kết quả của một đời trải nghiệm, một nhân cách cứng cỏi. thanh khiết: “Công danh deo khổ nhục”, “dại dột có phong lưu”,“có học” mới “nên thợ, nên thầy”', “hay làm” mới “no ăn no mặc”...

Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong Quốc âm thi tập có một vị trí đặc biệt. Tình yêu thiên nhiên khiến tâm hồn người nghệ sĩ Nguyễn Trãi hòa làm một với cỏ cây tạo vật:

Một con người biết hé cửa “chờ hương quế lọt”, toan “quét hiên lại sợ bóng hoa tan”, đó quả là một người vô cùng tinh tế. Và không chỉ tinh tế, hồn thơ ức Trai cũng thật lãng mạn, tình tứ. Xuân qua hè đến, người thơ bâng khuâng nghĩ đến bàn tay người đẹp: “Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu”, để “thức xuân một điểm nao lòng nhau”. Bài thơ Cây chuối của úc Trai tiên sinh cho đến nay vẫn còn như “Tình thư một bức phong còn kín", khiến cho thi sĩ bao đời mê say.

Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi đạt đến trình độ tinh luyện. Văn chính luận giàu nhân nghĩa, tính chiến đấu sắc bén, lập luận khúc chiết, tình và lí tưởng thông kì diệu đạt đến độ chuyên nghiệp mẫu mực. Thơ Nguyễn Trãi là cả một thế giới thẩm mĩ phong phú, đa dạng: vừa cảm hóa vừa trí tuệ, vừa hào hùng vừa lãng mạn bay bổng, vừa sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm lại được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng. Với Nguyễn Trãi, lần đầu tiên tục ngữ, thành ngữ cùng với nhiều hình ảnh dân dã quê hương được đưa vào thơ (bè rau muống, lảnh mùng tơi, vị núc nác,...). Thể lục ngôn xen vào bài thất ngôn là một sáng tạo độc đáo của ngòi bút Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là một nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao thiên tài. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa, tư tưởng, một nhà văn thơ kiệt xuất. Con người lỗi lạc bậc nhất và cũng là con người có số phận oan khiên bậc nhất trong lịch sử ấy đã trở thành “một ông tiên ở trong tòa ngọc”

Bình luận (1)
HL
11 tháng 2 2018 lúc 20:11

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

Nguyễn Trãi tên hiệu ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở xã Chi Ngại (Nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động: nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh xâm lược. Cha bị bắt, Nguyễn Trãi muốn làm tròn đạo hiếu nhưng nghe lời cha dặn đã quay về báo thù cho nước, rửa nhục cho cha. Bị giam lỏng ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi dâng Bình Ngô sách. Từ đó, Nguyễn Trãi trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi, đưa cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh giành thắng lợi. Mùa xuân năm 1428, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo - một áng Thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc.

Chưa kịp thực hiện hoài bão, Nguyễn Trãi bị nghi ngờ rồi bị bắt, bị vô hiệu hóa khiến năm 1439 ông phải xin cáo quan về ẩn dật ở Côn Sơn. Vua Lê Thái Tông lên ngôi lại vời ông ra giúp nước. Nguyễn Trãi lại khấp khởi hi vọng những ba năm sau đó, một thảm họa có một không hai trong lịch sử đã xảy ra: Vụ án Lệ Chi Viên (1442) đã khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Năm 1464, Vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã minh oan cho Nguyễn Trãi và tặng ông bảy chữ: “ức trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao khuê).

Nguyễn Trãi là người thanh khiết bậc nhất trong những người thanh khiết. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn. Ông đã để lại cho đời sau một di sản to lớn về quân, văn hóa, lịch sử, địa lí, ngoại giao... đặc biệt là sự nghiệp văn học.

Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là quyển sách có giá trị quân sự, chính trị, ngoại giao. Với chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) những trang văn Nguyễn Trãi quả là “có giá trị hơn mười vạn binh”.

Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trãi có giá trị lớn về lịch sử; Dư địa chí là tác phẩm địa lí xưa nhất không chỉ có giá trị địa lí mà còn có giá trị lịch sử, dân tộc học.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi mới thật phong phú. Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm có nhiều giá trị, một áng Thiên cổ hùng văn, một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. Cùng với bài Phú núi Chí Linh và Chuyện cù về cụ Băng Hồ, Nguyễn Trãi có tập thơ chữ Hán ức Trai thi tập mà mỗi bài thơ trong đó là một mảnh hồn ức Trai. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi là một dòng thơ tràn đầy tinh thần tự tôn dân tộc. Quốc âm thi tập xứng đáng được coi là tập thơ Nôm tiêu biểu nhất của văn chương Việt Nam suốt hơn 500 năm.

Tư tưởng bao trùm thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng yêu. nước, thương dân. Với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”', nhân nghĩa lớn nhất với Nguyễn Trãi là làm sao cho dân yên ổn, “khắp nơi không còn tiếng hờn giận, oán. sầu”. Có lẽ Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng phong kiến chú ý tới tầng lớp “lê dân” (dân đen). Ông nhìn thấy sức mạnh “như nước” của dân và mọng muốn cho dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ văn của mình những tư tưởng triết lí sâu sắc mà giản dị. Đó là kết quả của một đời trải nghiệm, một nhân cách cứng cỏi. thanh khiết: “Công danh deo khổ nhục”, “dại dột có phong lưu”, “có học” mới “nên thợ, nên thầy”', “hay làm” mới “no ăn no mặc”...

Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong Quốc âm thi tập có một vị trí đặc biệt. Tình yêu thiên nhiên khiến tâm hồn người nghệ sĩ Nguyễn Trãi hòa làm một với cỏ cây tạo vật:

Cò nằm hạc lội nên bầu bạn, ủ ấp cùng ta làm cái con”.

Một con người biết hé cửa “chờ hương quế lọt”, toan “quét hiên lại sợ bóng hoa tan”, đó quả là một người vô cùng tinh tế. Và không chỉ tinh tế, hồn thơ ức Trai cũng thật lãng mạn, tình tứ. Xuân qua hè đến, người thơ bâng khuâng nghĩ đến bàn tay người đẹp: “Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu”, để “thức xuân một điểm nao lòng nhau”. Bài thơ Cây chuối của úc Trai tiên sinh cho đến nay vẫn còn như “Tình thư một bức phong còn kín", khiến cho thi sĩ bao đời mê say.

Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi đạt đến trình độ tinh luyện. Văn chính luận giàu nhân nghĩa, tính chiến đấu sắc bén, lập luận khúc chiết, tình và lí tưởng thông kì diệu đạt đến độ chuyên nghiệp mẫu mực. Thơ Nguyễn Trãi là cả một thế giới thẩm mĩ phong phú, đa dạng: vừa cảm hóa vừa trí tuệ, vừa hào hùng vừa lãng mạn bay bổng, vừa sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm lại được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng. Với Nguyễn Trãi, lần đầu tiên tục ngữ, thành ngữ cùng với nhiều hình ảnh dân dã quê hương được đưa vào thơ (bè rau muống, lảnh mùng tơi, vị núc nác,...). Thể lục ngôn xen vào bài thất ngôn là một sáng tạo độc đáo của ngòi bút Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là một nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao thiên tài. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa, tư tưởng, một nhà văn thơ kiệt xuất. Con người lỗi lạc bậc nhất và cũng là con người có số phận oan khiên bậc nhất trong lịch sử ấy đã trở thành “một ông tiên ở trong tòa ngọc”

Bình luận (0)
L1
11 tháng 2 2018 lúc 15:46

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, tên tự là Ức Trai, sống ở thời kì lịch sử sôi động của dân tộc, từ cuối đời Trần, trải qua đời Hồ và tới đầu đời Lê. Cha ông là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây cũ. Nguyễn Ứng Long nổi tiếng hay chữ, học giỏi, được Trần Nguyên Đán gả con cho. Năm 1374, Nguyễn Ứng Long đậu bảng nhãn nhưng không được ra làm quan, về quê dạy học. Năm 1385, ông ngoại Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán về trú ẩn ở Côn Sơn, đem theo cả Nguyễn Trãi, bởi vậy, tuổi nhỏ cuộc đời Nguyễn Trãi gắn với Côn Sơn. Năm 1390, ông ngoại Trần Nguyên Đán mất, Nguyễn Trãi về sống với cha. 1400, Hồ Quý Li cướp ngôi nhà Trần, lập nhà Hồ, mở khoa thi, Nguyễn Trãi đậu Thái học sinh. 1401, Nguyễn Ứng Long đổi tên thành Ngụyễn Phi Khanh, cả hai cha con đều được mời ra làm quan. Năm 1407, giặc Minh xâm lược, cha con Hồ Quý Li bị bắt, Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt. Nguyễn Trãi định đi theo cha để tỏ lòng trung nước, hiếu phụ nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Trên đường về, Nguyễn Trãi bị giặc Minh bắt, giam lỏng ở thành Đông Quan, bị mua chuộc ra làm quan cho giặc, nhưng ông không nghe. Năm 1417, Nguyễn Trãi trốn khỏi Đông Quan, tìm đường giúp Lê Lợi, dâng Bình ngô sách cho Lê Lợi. Trong quá trình kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi trở thành người trù hoạch quân mưu cho Lê Lợi, thay mặt Lê Lợi giao dịch, trở thành vị quân sư xuất sắc. Năm 1427, cuộc chiến đấu chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi đất nước. Những năm sau đó, ông giúp Lê Lợi trị vì đất nước. Năm 1429, Nguyễn Trãi viết chiếu cầu hiền tài. Năm 1430, viết chiếu chống quan đại thần tham lam, lười biếng. Sau đó, triều đình bắt đầu phân chia bè phái, dèm pha, nghi kị lẫn nhau, đặc biệt là một số công thần đã bị hãm hại. Nguyễn Trãi bất đắc chí, lui về ở ẩn ở Côn Sơn, nhưng tấm lòng vẫn canh cánh việc nước. Năm 1440, vua Lê Thái Tông thấu hiểu tài đức của Nguyễn Trãi, mời ông ra là quan. Lúc này, tuy tuổi đã già nhưng Nguyễn Trãi vẫn nguyện công hiến hết sức lực của mình. Năm 1442, Nguyễn Trãi về kinh đô làm chủ khảo kì thi hội. Người vợ thiếp của ông là Nguyễn Thị Lộ được làm quan Lễ nghi nữ học sĩ, trông coi việc dạy bảo, học hành của các cung nữ. Cũng trong năm đó, Lê Thái Tông đi Đông Triều, ghé thăm Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Khi trở về vua chết đột ngột ở vườn vải (Lệ Chi viên). Sau đó triều đình khép ông vào tội mưu sát vua, bị tru di tam tộc.

Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc. Ông là bậc đại anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi vừa là nhà chính trị, quân sự, vừa là nhà ngoại giao, vừa là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Cuộc đời ông chịu nhiều oan khiên thảm khốc nhưng vẫn hêt lòng vì dân tộc, vì con người. Năm 1962, nước ta đã tổ chức 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi. Năm 1980, Việt Nam cùng hiệp hội UNESCO kỉ niệm 600 nãm ngày sinh của ông. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được ghi vào danh sách những danh nhân thế giới.

Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn học với khối lượng đồ sộ, phong phú. Ông là người viết nhiều nhất trong các tác giả văn học cổ, ở nhiều thể loại khác nhau, cả chữ Hán và chữ Nôm. Bộ phận văn chương chữ Hán của ông chủ yếu là văn chính luận, được in trong Quân trung từ mệnh tập, bao gồm trên dưới 70 bài, chủ yếu là thư gửi tướng tá nhà Minh. Bộ Lam Sơn thực lục là tập kí sự lịch sử ghi lại toàn bộ cuộc kháng chiến chống Minh, nổi tiếng nhất là Bình Ngô đại cáo. Bộ Dư địa chí bao gồm những vấn đề địa lí, lịch sử, dân tộc học, có giá trị rất lớn. Ức Trai thi tập bao gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán đặc sắc, phong phú. Bộ phận văn chương chữ Nôm nổi tiếng nhất là Quốc âm thi tập gồm khoảng 254 bài thơ viết bằng chữ Nôm. Ngoài ra, sáng tác của Nguyễn Trãi cũng bị mất một số trong vụ án Lệ Chi viên. Năm 1467, Lê Thánh Tông mới hạ chỉ tập hợp, sưu tầm thơ Nguyễn Trãi sau khi đã rửa oan cho ông.

Tiếng thơ Nguyễn Trãi thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân sâu nặng. Chủ nghĩa yêu nước trong thơ ông không trừu tượng mà gắn chặt với nhiệm vụ lịch sử cụ thể. Yêu nước là nhân nghĩa, là căm thù giặc, là chiến đấu không khoan nhượng, là ý thức tự lực, tự cường, là khát vọng hòa bình sâu thẳm. Chủ nghĩa yêu nước tiếp thu tinh thần hào khí Đông A, phát triển rực rỡ ở tính chiến đấu mạnh mẽ. Chủ nghĩa yêu nước thơ văn Nguyễn Trãi có nội dung phong phú, trở thành tập đại thành của truyền thống yêu nước trong lịch sử và trong văn học, tạo ngọn cờ rực rỡ cho thơ văn yêu nước thế kỉ XV. Thơ ông còn là tiếng nói bi phẫn, đau đời, thể hiện khát vọng tự do tự tại và bộc lộ tình yêu thiên nhiên, con người nồng nàn, tha thiết. “Có người nói thơ của Nguyễn Trãi buồn vì cảnh đời của Nguyễn Trãi buồn. Thơ Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu buồn vì lẽ gì chúng ta đều biết nhưng cả tập thơ của ông là thơ của một người yêu đời, yêu người. Tâm hồn của Nguyễn Trãi sống một nhịp với non sông, đất nước tươi vui” (Phạm Văn Đồng). Nguyễn Trãi cho đến tận bây giờ và mãi mãi về sau vẫn luôn xứng đáng là bậc đại thi hào của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên ông được Lê Thánh Tông viết “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”. Sự vĩ đại của Nguyễn Trãi không chỉ ở tài năng mà còn ở tâm hồn, tấm lòng. Đó là hình ảnh của bậc đại anh hùng với “tâm hồn lộng gió thời đại, hình ảnh con người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam” (Phạm Văn Đồng).

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
SS
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
SS
Xem chi tiết