Bài 6: Tam giác cân

NL

cho tam giác ABC, AC < AB,. Tia phân giác của góc C cắt AB ở D. Trên tia đối của tia CA, lấy điểm E sao cho CE = CB.
a) Chứng minh CD // EB
b) Tia phân giác góc E cắt đường thẳng CD tại F. Vẽ CK vuông góc với EF tại K. Chứng minh CK là tia phân giác góc ECF

TG
3 tháng 1 2020 lúc 16:45

*Hình tự vẽ:

a)

* CB = CE (gt)

=> Tam giác CBE cân tại C

=> CBE = CEB

* CD là tia phân giác của ACB

=> ACD = DCB = ACB : 2

=> ACB = 2. ACD = 2. DCB

Mà ACB = CBE + CEB = CBE + CBE = 2. CBE (ACB là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác CBE)

=> 2. DCB = 2. CBE

=> DCB = CBE

Mà 2 góc này lại là 2 góc so le trong

=> DC // BE

b) *DC // BE

=> CFE = FEB (2 góc so le trong)

Mà lại có: CEF = FEB (EF là tia phân giác của CEB)

=> CFE = CEF

Δ KCF vuông tại K có: KFC + KCF = 900

Δ KCE vuông tại K có: KEC + KCE = 900

Mà KFC = KEC (cmt)

=> KCF = KCE

=> CK là tia phân giác của ECF

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
3 tháng 1 2020 lúc 18:47

a) Xét \(\Delta CBE\) có:

\(CB=CE\left(gt\right)\)

=> \(\Delta CBE\) cân tại C.

=> \(\widehat{CBE}=\widehat{CEB}\) (tính chất tam giác cân).

\(CD\) là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\left(gt\right)\)

=> \(\widehat{ACD}=\widehat{DCB}=\frac{\widehat{ACB}}{2}.\)

Hay \(\widehat{ACB}=2\widehat{ACD}=2\widehat{DCB}\) (1).

Lại có: \(\widehat{ACB}=\widehat{CBE}+\widehat{CEB}\) (vì \(\widehat{ACB}\) là góc ngoài tại đỉnh C của \(\Delta CBE\)).

=> \(\widehat{ACB}=\widehat{CBE}+\widehat{CBE}\)

=> \(\widehat{ACB}=2\widehat{CBE}\) (2).

Từ (1) và (2) => \(2\widehat{DCB}=2\widehat{CBE}.\)

=> \(\widehat{DCB}=\widehat{CBE}.\)

Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong.

=> \(CD\) // \(EB.\)

b) Vì \(CD\) // \(EB\left(cmt\right)\)

=> \(CK\) // \(EB.\)

=> \(\widehat{CFE}=\widehat{FEB}\) (vì 2 góc so le trong).

\(\widehat{CEF}=\widehat{FEB}\) (vì \(EF\) là tia phân giác của \(\widehat{CEB}\))

=> \(\widehat{CFE}=\widehat{CEF}.\)

\(\Delta KCF\) vuông tại \(K\left(gt\right)\)

=> \(\widehat{KFC}+\widehat{KCF}=90^0\) (tính chất tam giác vuông) (3).

\(\Delta KCE\) vuông tại \(K\left(gt\right)\)

=> \(\widehat{KEC}+\widehat{KCE}=90^0\) (tính chất tam giác vuông) (4).

\(\widehat{CFE}=\widehat{CEF}\left(cmt\right)\)

=> \(\widehat{KFC}=\widehat{KEC}\) (5).

Từ (3) ; (4) và (5) => \(\widehat{KCF}=\widehat{KCE}.\)

=> \(CK\) là tia phân giác của \(\widehat{ECF}\left(đpcm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
RD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết