cho hàm số y = ( 2 -m)x + m -1 (1) tìm m biết
a) đồ thị (1) đi qua gốc tọa độ
b) đồ thị của (1) tạo với trục Ox một góc ∂ = 30 độ
c) đồ thị của (1) tạo với trục Ox một góc ∂= 135 độ
d) đường thẳng (1) cắt trục tung tại điểm có tung đọ bằng 4
e) đường thẳng (1) cắt trục hoành tại điểm có hoành đọ bằng (-3)
\(y=\left(2-m\right)x+m-1\)
Có: \(\left\{{}\begin{matrix}a=2-m\\b=m-1\end{matrix}\right.\) (ĐK: \(m\ne2\))
a) Để đồ thị (1) đi qua góc tọa độ thì: \(b=0\)
\(\Rightarrow m-1=0\)
\(\Rightarrow m=1\) (tm)
b) Để đồ thị (1) tạo với trục Ox một góc \(\partial=30^o\) thì
\(a=tan\partial\)
\(\Rightarrow2-m=tan30^o\)
\(\Rightarrow2-m=\dfrac{\sqrt{3}}{3}\)
\(\Rightarrow m=2-\dfrac{\sqrt{3}}{3}\)
\(\Rightarrow m=\dfrac{6-\sqrt{3}}{3}\left(tm\right)\)
c) Để đồ thị (1) tạo với trục Ox một góc \(\partial=135^o\) thì:
\(a=tan\partial\)
\(\Rightarrow2-m=tan135^o\)
\(\Rightarrow2-m=-1\)
\(\Rightarrow m=2+1\)
\(\Rightarrow m=3\left(tm\right)\)
d) Để đường thẳng (1) cắt trục tung tại điểm có tung độ là 4 thì: (đk: \(m\ne1\) vì nếu bằng 1 thì (1) sẽ đi qua gốc tọa độ)
Ta thay \(x=0\) và \(y=4\) vào (1) ta có:
\(4=\left(2-m\right)+m-1\)
\(\Rightarrow m-1=4\)
\(\Rightarrow m=4+1\)
\(\Rightarrow m=5\left(tm\right)\)
e) Để đường thẳng (1) cắt trục hành tại điểm có hoành độ bằng (-3) thì: (đk: \(m\ne1\))
Ta thay \(x=-3\) và \(y=0\) vào (1) ta có:
\(0=-3\cdot\left(2-m\right)+m-1\)
\(\Rightarrow-6+3m+m-1=0\)
\(\Rightarrow4m-7=0\)
\(\Rightarrow4m=7\)
\(\Rightarrow m=\dfrac{7}{4}\left(tm\right)\)
ĐKXĐ: x ≠ 2
a) Đồ thị của hàm số đi qua gốc tọa độ nên m - 1 = 0
⇔ m = 1 (nhận)
Vậy m = 1 thì đồ thị của hàm số đi qua gốc tọa độ
b) Do đồ thị của hàm số tạo với trục Ox một góc ∂ = 30⁰ nên:
tan30⁰ = 2 - m
⇔ 2 - m = √3/3
⇔ m = 2 - √3/3 (nhận)
Vậy m = 2 - √3/3 thì đồ thị của hàm số đã cho tạo với trục Ox một góc 30⁰
c) Do đồ thị của hàm số tạo với trục Ox một góc ∂ = 135⁰
⇒ 2 - m = tan135⁰
⇔ 2 - m = -1
⇔ -m = -1 - 2
⇔ m = 3 (nhận)
Vậy m = 3 thì đồ thị của hàm số đã cho tạo với trục Ox một góc 135⁰
d) Do đường thẳng (1) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4 nên thay x = 0; y = 4 vào (1), ta có:
(2 - m).0 + m - 1 = 4
⇔ m = 4 + 1
⇔ m = 5 (nhận)
Vậy m = 5 thì đường thẳng (1) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4
e) Do đường thẳng (1) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -3 nên thay x = -3; y = 0 vào (1) ta có:
(2 - m).(-3) + m - 1 = 0
⇔ -6 + 3m + m - 1 = 0
⇔ 4m - 7 = 0
⇔ 4m = 7
⇔ m = 7/4 (nhận)
Vậy m = 7/4 thì (1) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -3