Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

TH

- cho biết sau khi chủ động tiến công vào đất tống,Lý Thường Kiệt rút quân về nước và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ra sao

- trình bày cuộc kháng chiến chống tống tại phòng tuyến Như Nguyệt theo lược đồ.Nêu kết quả,ý nghĩa lịch sử

- Cho biết nét độc đáo trong cách đánh giặc của lý Thường Kiệt từ năm 1075 đến năm 1077

DD
12 tháng 1 2017 lúc 20:52

Sau khi chủ động tiến công vào đất tống,Lý Thường Kiệt rút quân về nước và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến:

-Lý Thường Kiệt ở địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng, chọn phòng tuyến sông Cầu làm nơi đối phó với nhà Tống

Cuộc kháng chiến chống tống tại phòng tuyến Như Nguyệt theo lược đồ:

-Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy bộ tiến vào Đại Việt

-Tháng 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt qua biên giới Lạng Sơn tiến xuống

-Quân ta chặn đánh, đến trước bờ sông Như Nguyệt, quân Tống bị ta chặn lại. Quân Tống đóng ở bờ Bắc sông Cầu, ko lọt qua được

-Cánh quân thủy của nhà tống bị Lý Kế Nguyên chặn đánh, ko thể vào hỗ trợ quân bộ.

-Quách Quỳ chờ mãi ko thấy quân thủy bèn vượt sông, tiến vào phòng tuyến bị ta phản công quyết liệt đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc

-Một đêm cuối xuân năm 1077, quân ta lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, bất ngờ đánh vào doanh tại của giặc

Kết quả,ý nghĩa lịch sử:

Kết quả:

-Quân Tống 10 phần thì chết hết 5-6 phần. Giữa lúc đó, Lý Thường Kiệt đề nghị "giảng hòa". Quách Quỳ chấp nhận, vội vã rút về nước.

Ý nghĩa lịch sử:

-Đây là cuộc kháng chiến tuyệt vời nhất trong lịch sử

-Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang

-Nền độc lập của Đại Việt được củng cố

-Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt

Nét độc đáo trong cách đánh giặc của lý Thường Kiệt từ năm 1075 đến năm 1077:

- Tiến công trước để dành thế chủ động

- Sự chuẩn bị chu đáo: lợi dụng địa thế tự nhiên để xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Dùng biện pháp tâm lý để làm cho giặc hoang mang, lo sợ và khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta bằng cách đọc bài thơ thần

- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc bằng phương pháp giảng hòa nhằm:

+Đảm bảo mối hòa hiếu giữa 2 nước

+Đảm bảo hòa bình lâu dài

+Giữ thể diện, ko làm tổn hại danh dự của 1 nước lớn

+Thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta

Nhớ tick cho mk nha, bài này mk làm mệt lắm!hiuhiu

Bình luận (1)
TT
12 tháng 1 2017 lúc 20:34

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) | Học trực tuyến (ý 3 thì kéo xuống đến câu hỏi 25 nhé bạn)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
KP
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
IC
Xem chi tiết