Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

LH

Câu 1:

Nêu diễn biến, kết quả chiến thắng sông Bạch Đằng trong cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên

Câu 2

Nêu điểm khác nhau về cách đánh quân Mông-Nguyên lần 3 và lần 1,2

LT
7 tháng 12 2018 lúc 19:39

Câu 2:

- Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không, nhà trống”.
- Khác nhau:
+ Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chớ lương thực của Trương Văn Hổ đề quân Nguyên không có lương ihảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.

Câu 1:

* Diễn biến :

- Tháng 01/1288. Thoát Hoan chia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại dây, ta thực hiện “vườn không, nhà trống”. Quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng, khó khăn. Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.
- Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.
- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thuỷ trên sông Bạch Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọc, quân Trần ra khiêu chiến rồi bỏ chạy, chờ khi nước triều xuống, tổ chức phản công. Quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt.
- Cánh quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp đến Lạng Sơn rút về Quảng Tây (Trung Quốc) cũng bị truy kích và tiêu diệt. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

* Kết quả: Quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vị vua anh minh Trần Nhân Tông đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến này, thể hiện "Hào khí Đông A" của nước Đại Việt thời đó.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
BY
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
LS
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết