Ôn tập chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba

QN

Câu 1:

a) Cho M = \(x^3-3x^2-3x+3\) .

Biết \(x=1+\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}\)

Chứng minh rằng: M là số chính phương

b) Cho \(x,y,z\) là các số không âm. Chứng minh rằng:

\(\dfrac{yz}{x}+\dfrac{zx}{y}+\dfrac{xy}{z}\ge x+y+z\)

Câu 2:

Cho biểu thức

A = \(\dfrac{15\sqrt{x}-11}{x+2\sqrt{x}-3}+\dfrac{3\sqrt{x}-2}{1-\sqrt{x}}-\dfrac{2\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+3}\)

a) Rút gọn biểu thức A

b) Tìm gía trị nguyên của \(x\) sao cho giá trị tương ứng của biểu thức A nguyên

Câu 3:

Cho PT: \(x^2+\left(4m+1\right)x+2\left(m-4\right)=0\)

a) Tìm \(m\) để PT có 2 nghiệm \(x_1,x_2\) thỏa mãn điều kiện \(x_2-x_1=17\)

b) Tìm \(m\) để biểu thức \(\left(x_2-x_1\right)^2\) có GTNN

c) Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc \(m\)

Câu 4:

a) Thực hiện phép tính:

\(\dfrac{2+\sqrt{3}}{\sqrt{2}+\sqrt{2}+\sqrt{3}}+\dfrac{2-\sqrt{3}}{\sqrt{2}-\sqrt{2}-\sqrt{3}}\)

b) Cho \(a+b+c=0\)

\(a,b,c\ne0\)

Chứng minh đẳng thức: \(\sqrt{\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}}=\left|\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right|\)

Câu 5:

Một ca nô đi từ A đến B rồi nghỉ tại B 12 phút, sau đó quay về A mất tổng cộng 3 giờ 30 phút. Biết vận tốc khi ca nô xuôi dòng là 60 km/h và ngược dòng là 50 km/h. Tính quãng đường AB và vận tốc của dòng nước.

MD
13 tháng 6 2017 lúc 20:59

Thk lm bài vận tốc dễ sợ lun!

Câu 5:

Đổi 12 phút = \(\dfrac{1}{5}\)h ; 3 giờ 30 phút = \(\dfrac{7}{2}\)h

Gọi quãng đường AB là x ( x > 82,5 ) km

=> Thời gian ca nô xuôi dòng là: \(\dfrac{x}{60}\) h

Thời gian ca nô ngược dòng là: \(\dfrac{x}{50}\) h

Vì tổng thời gian cả đi lẫn về và thời gian nghỉ thì mất tất cả \(\dfrac{7}{2}\)h

Nên ta có PT:

\(\dfrac{x}{60}+\dfrac{x}{50}+\dfrac{1}{5}=\dfrac{7}{2}\)

<=> \(x\left(\dfrac{1}{50}+\dfrac{1}{60}\right)=\dfrac{7}{2}-\dfrac{1}{5}\)

<=> \(\dfrac{11}{300}x=\dfrac{33}{10}\)

<=> \(x=90\) (TM)

Ta lại có: vdòng nước = ( vxuôi dòng - vngược dòng ) : 2

= ( 60 - 50) : 2 = 5 (km/h)

Vậy ............................................

P/s: Điều kiện của SAB bn cx ko cần lấy sát như v, chỉ cần x > 0 cx đc!

Bình luận (0)
H24
13 tháng 6 2017 lúc 20:47

4a)

\(\dfrac{2+\sqrt{3}}{\sqrt{2}+\sqrt{2}+\sqrt{3}}+\dfrac{2-\sqrt{3}}{\sqrt{2}-\sqrt{2}-\sqrt{3}}\)

\(=\dfrac{2+\sqrt{3}}{2\sqrt{2}+\sqrt{3}}+\dfrac{2-\sqrt{3}}{-\sqrt{3}}\)

\(=\dfrac{\left(2+\sqrt{3}\right)\cdot\left(2\sqrt{2}-\sqrt{3}\right)}{5}-\dfrac{\left(2-\sqrt{3}\right)\sqrt{3}}{3}\)

\(=\dfrac{4\sqrt{2}-2\sqrt{3}+2\sqrt{6}-3}{5}-\dfrac{2\sqrt{3}-3}{3}\)

\(=\dfrac{3\left(4\sqrt{2}-2\sqrt{3}+2\sqrt{6}-3\right)-5\left(2\sqrt{3}-3\right)}{15}\)

\(=\dfrac{12\sqrt{2}-6\sqrt{3}+6\sqrt{6}-9-10\sqrt{3}+15}{15}\)

\(=\dfrac{12\sqrt{2}-16\sqrt{3}+6\sqrt{6}+6}{15}\)

Bình luận (0)
MD
13 tháng 6 2017 lúc 21:12

Câu 1:

b) Áp dụng BĐT Cauchy ta có:

\(\dfrac{yz}{x}+\dfrac{zx}{y}\ge2\sqrt{\dfrac{yz}{x}.\dfrac{xz}{y}}=2z\) (1)

Tương tự: \(\dfrac{xz}{y}+\dfrac{xy}{z}\ge2x\) (2) ; \(\dfrac{yz}{x}+\dfrac{xy}{z}\ge2y\) (3)

Cộng (1);(2);(3) vế theo vế ta được:

\(2\left(\dfrac{yz}{x}+\dfrac{xz}{y}+\dfrac{xy}{z}\right)\ge2\left(x+y+z\right)\)

<=> \(\dfrac{yz}{x}+\dfrac{xz}{y}+\dfrac{xy}{z}\ge x+y+z\) (đpcm)

Bình luận (0)
MP
14 tháng 6 2017 lúc 7:09

câu 3 a) \(\Delta\) = \(\left(4m+1\right)^2-4.2\left(m-4\right)\) \(=16m^2+8m+1-8\left(m-4\right)\)

= \(16m^2+8m+1-8m+32\) = \(16m^2+33\ge33>0\forall m\)

vậy phương trình luôn có 2 ngiệm \(\forall\)m

ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=-4m-1\\x_2-x_1=17\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\) \(\left\{{}\begin{matrix}2x_2=-4m+16\\x_2-x_1=17\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\) \(\left\{{}\begin{matrix}x_2=-2m+8\\-2m+8-x_1=17\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\) \(\left\{{}\begin{matrix}x_2=-2m+8\\x_1=-2m-9\end{matrix}\right.\)

ta có \(x_1x_2=2m-8\) \(\Leftrightarrow\) \(\left(-2m+8\right)\left(-2m-9\right)\) = \(2m-8\)

\(\Leftrightarrow\) \(4m^2+18m-16m-72=2m-8\)

\(\Leftrightarrow\) \(4m^2=64\) \(\Leftrightarrow\) \(m^2=16\) \(\Leftrightarrow\) \(m=\pm4\)

Bình luận (0)
MP
14 tháng 6 2017 lúc 7:23

câu 3 b) ta có : \(\left(x_2-x_1\right)^2=\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1x_2\) (1)

áp dụng hệ thức vi ét ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=-4m-1\\x_1x_2=2m-8\end{matrix}\right.\)

thay vào (1) \(\Leftrightarrow\) \(\left(-4m-1\right)^2-4\left(2m-8\right)\) \(\Leftrightarrow\) \(16m^2+8m+1-8m+32\)

\(\Leftrightarrow\) \(16m^2+33\ge33\)

vậy min(x2 - x1)2 là 33 khi 16m2 = 0 \(\Leftrightarrow\) m = 0

Bình luận (1)
MP
14 tháng 6 2017 lúc 8:06

câu 2 : a) \(\dfrac{15\sqrt{x}-11}{x+2\sqrt{x}-3}+\dfrac{3\sqrt{x}-2}{1-\sqrt{x}}-\dfrac{2\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+3}\)

= \(\dfrac{15\sqrt{x}-11}{x+2\sqrt{x}-3}-\dfrac{3\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}-1}-\dfrac{2\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+3}\)

= \(\dfrac{15\sqrt{x}-11-\left(3\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}+3\right)-\left(2\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}\)

= \(\dfrac{15\sqrt{x}-11-\left(3x+9\sqrt{x}-2\sqrt{x}-6\right)-\left(2x-2\sqrt{x}+3\sqrt{x}-3\right)}{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}\)

= \(\dfrac{15\sqrt{x}-11-3x-9\sqrt{x}+2\sqrt{x}+6-2x+2\sqrt{x}-3\sqrt{x}+3}{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}\)

= \(\dfrac{-5x+7\sqrt{x}-2}{x+2\sqrt{x}-3}\)

Bình luận (0)
NM
14 tháng 6 2017 lúc 12:38

Câu 1 a)

\(\left(x-1\right)^3=\left(\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}\right)^3=6+6\left(\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}\right)\)

\(M=x^3-3x^2-3x+3=\left(x-1\right)^3-6x+4\)

\(=6+6\left(\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}\right)-6\left(1+\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}\right)+4\)

\(=4=2^2\)

Vậy M là số chính phương

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
AL
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
VL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết