Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

NT

Bài 1 Cho tam giác ABC vuông tại A có BC = 2A CD phân giác của góc c cắt AB tại D Gọi M là trung điểm của bc A chứng minh BC = b b và d m vuông góc với BC b tính các góc của tam giác ABC

Bài 4 Cho tam giác ABC có AB bằng 3 cm BC 15 cm AC bằng 4 cm a tam giác ABC là tam giác gì Vì sao B trên cạnh BC lấy điểm D sao cho b a = BC từ D kẻ d x vuông góc với BC và cắt AC tại H Chứng minh rằng bài hát là tia phân giác của góc ABC C và M là trung điểm của BC chứng minh tam giác AMC cân

NV
3 tháng 2 2018 lúc 18:30

A C B M D

a) Ta chứng minh : \(\Delta BDM=\Delta CDM\)

Từ đó suy ra : \(BD=DC\) (2 cạnh tương ứng)

Ta có đpcm.

Ta có : \(MC=\dfrac{1}{2}BC\) (M là trung điểm của BC - gt) (1)

Mà : \(AC=\dfrac{1}{2}BC\left(gt\right)\) (2)

Từ (1) và (2) => \(MC=AC\left(=\dfrac{1}{2}BC\right)\)

Xét \(\Delta ADC,\Delta MDC\) có :

\(MC=AC\left(cmt\right)\)

\(\widehat{MCD}=\widehat{ACD}\) (CD là phân giác của \(\widehat{C}\))

DC : Chung

=> \(\Delta ADC=\Delta MDC\left(c.g.c\right)\)

=> \(\widehat{DAC}=\widehat{DMC}=90^o\) (2 góc tương ứng)

Do đó: \(DM\perp BC\left(đpcm\right)\)

Bình luận (8)
NV
3 tháng 2 2018 lúc 20:49

Bài 4 :

A B C x H D M

a) Xét \(\Delta ABC\) có :

\(AB^2=BC^2-AC^2\) (Định lí PITAGO đảo)

=> \(AB^2=5^2-4^2=9\)

=> \(AB=\sqrt{9}=3\left(cm\right)\)

Mà theo giả thiết : \(AB=3\left(cm\right)\)

Do đó: \(\Delta ABC\) vuông tại A. (đpcm)

b) Xét \(\Delta ABH,\Delta DBH\) có :

\(BA=BD\left(gt\right)\)

\(\widehat{BAH}=\widehat{BDH}\left(=90^{^O}\right)\)

\(BH:Chung\)

=> \(\Delta ABH=\Delta DBH\left(c.g.c\right)\)

=> \(\widehat{ABH}=\widehat{DBH}\) (2 góc tương ứng)

Do đó: BH là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\) => đpcm

c) Ta có : \(\Delta ABC\) là tam giác vuông (câu a)

Mà có : BM = MC (M là trung điểm của BC) \(\Leftrightarrow BM=MC=\dfrac{BC}{2}\left(1\right)\)

Suy ra : AM là đường trung tuyến

Lại có : Trong tam giác vuông, trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền

Nên ta có : \(AM=\dfrac{1}{2}BC\) \(\Leftrightarrow AM=\dfrac{BC}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => \(AM=MC\left(=\dfrac{BC}{2}\right)\)

Do đó : \(\Delta AMC\)cân tại A => đpcm

Bình luận (0)
NV
4 tháng 2 2018 lúc 12:36

Câu b bài 1 nhé :

Xét \(\Delta ABC\perp A\) có :

\(AC=\dfrac{1}{2}BC\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{ABC}=30^o\)

Giải thích : Trong tam giác vuông có một cạnh góc vuông bằng nửa cạnh huyền thì góc đối diện với cạnh đó bằng 30o

Ta có : \(\widehat{ACB}=180^{^O}-\left(\widehat{ABC}+\widehat{BAC}\right)\) (tổng 3 góc của 1 tam giác)

Hay : \(\widehat{ACB}=180^o-\left(30^o+90^o\right)=60^o\)

Vậy các góc của tam giác ABC có các góc bằng :

\(\widehat{ABC}=30^o\)

\(\widehat{ACB}=60^o\)

\(\widehat{BAC}=90^o\)

=> đct

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
QD
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
QD
Xem chi tiết