Bài 1: Cho ∆ABC cân tại A, gọi M gọi trung điểm của BC. Biết AB=17cm, BC=16cm.
a) CM: AM vuông góc với BC
b) Tính độ dài AM?
Bài 2: Cho ∆ABC vuông tại A, K là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia KA lấy D sao cho KD= KA
a) CM: CD//AB
b) Gọi H là trung điểm của AC. CM: ∆ABH =∆CDH
c) BH cắt AD tại M, DH cắt BC tại N. CM: ∆HMN cân
d) Đường thẳng vuông góc vs KH tại K cắt AB tại I. CM: KI là tia phân giác góc AKB
Bài 1:
a) Xét \(\Delta\)AMB và \(\Delta\)AMC có
AB=AC(gt)
AM là cạnh chung
BM=MC(do M là trung điểm của BC)
Do đó: \(\Delta\)AMB=\(\Delta\)AMC(c-c-c)
\(\Rightarrow\widehat{AMB}=\widehat{AMC}\)(hai góc tương ứng)
mà \(\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=180^0\)(hai góc kề bù)
nên \(\widehat{AMB}=\widehat{AMC}=\frac{180^0}{2}=90^0\)
hay AM\(\perp\)BC(đpcm)
b) Ta có: M là trung điểm của BC(gt)
\(\Rightarrow MB=MC=\frac{BC}{2}=\frac{16}{2}=8cm\)
Áp dụng định lí pytago vào \(\Delta\)AMB vuông tại M, ta được
\(AB^2=AM^2+MB^2\)
hay \(AM^2=AB^2-MB^2=17^2-8^2=225\)
\(\Rightarrow AM=\sqrt{225}=15cm\)
Vậy: AM=15cm
Bài 2:
a) Xét \(\Delta\)BKA và \(\Delta\)CKD có
BK=KC(do K là trung điểm của BC)
\(\widehat{BKA}=\widehat{CKD}\)(hai góc đối đỉnh)
AK=KD(gt)
Do đó: \(\Delta\)BKA=\(\Delta\)CKD(c-g-c)
\(\Rightarrow\widehat{BAK}=\widehat{CDK}\)(hai góc tương ứng)
mà \(\widehat{BAK}\) và \(\widehat{CDK}\) là hai góc ở vị trí so le trong
nên BA//CD(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)
b) Ta có: AB//CD(cmt)
AB\(\perp\)AC(do \(\Delta\)ABC vuông tại A)
Do đó: DC\(\perp\)AC(định lí 2 về quan hệ giữa vuông góc và song song)
Xét \(\Delta\)BAH vuông tại A và \(\Delta\)DCH vuông tại C có
BA=DC(\(\Delta\)BAK=\(\Delta\)DKC)
AH=HC(do H là trung điểm của AC)
Do đó: \(\Delta\)BAH=\(\Delta\)DCH(hai cạnh góc vuông)
c) Ta có: \(\Delta\)BAH=\(\Delta\)DCH(cmt)
\(\Rightarrow\widehat{BHA}=\widehat{DHC}\)(hai góc tương ứng)
Xét ΔBAC vuông tại A và ΔDCA vuông tại C có
BA=DC(do ΔBAK=ΔCKD)
AC là cạnh chung
Do đó: ΔBAC=ΔDCA(hai cạnh góc vuông)
\(\Rightarrow\widehat{BCA}=\widehat{DAC}\)(hai góc tương ứng)
Xét ΔMHA và ΔNCH có
\(\widehat{MAH}=\widehat{NCH}\)(do \(\widehat{DAC}=\widehat{BCA}\),M∈DA,H∈AC,N∈BC)
AH=HC(do H là trung điểm của AC)
\(\widehat{MHA}=\widehat{NHC}\)(do \(\widehat{BHA}=\widehat{DHC}\),M∈BH,N∈DH)
Do đó: ΔMHA=ΔNCH(g-c-g)
⇒HM=HN(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔHMN có HM=HN(cmt)
nên ΔHMN cân tại H(định nghĩa tam giác cân)