Bài 2: Hình thang

H24

B1/ Cho hình thang ABCD, có đáy nhỏ AB bằng cạnh bên AD. Chứng minh rằng AC là tai phân giác của góc C.

B2/ Cho Δ ABC cân tại A. Trên cạnh bên AB, AC lấy các điểm M, N sao cho BM=CN.

a/ CM tứ giác BMNC là hình thang cân.

b/ Tính các góc của tứ giác BMNC biết rằng góc A= 40.

B3/ Cho Δ ABC cân tại A. Trên tia đối AC lấy điểm D, trên tia đối của AB lấy điểm E sao cho AD=AE. CM tứ giác BDEC là hình thang cân.

B4/ Cho Δ ABC vuông tại A, đường cao AH. Trên BC lấy điểm M sao cho CM=CA. Đường thẳng đi qua M và song song với CA cắt AB tại I

a/ Tứ giác ACMI là hình gì?

b/ CM AB+AC<AH+BC

NT
30 tháng 8 2020 lúc 20:46

Bài 1: Sửa đề: AB=BC

Xét ΔABC có BA=BC(gt)

nên ΔABC cân tại B(Định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{BAC}=\widehat{BCA}\)(hai góc ở đáy)

\(\widehat{BAC}=\widehat{DCA}\)(hai góc so le trong, AB//DC)

nên \(\widehat{BCA}=\widehat{DCA}\)

mà tia CA nằm giữa hai tia CB,CD

nên CA là tia phân giác của \(\widehat{BCD}\)(đpcm)

Bài 2:

a) Ta có: AM+BM=AB(M nằm giữa A và B)

AN+NC=AC(N nằm giữa A và C)

mà AB=AC(ΔABC cân tại A)

và BM=CN(gt)

nên AM=AN

Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{AMN}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy trong ΔAMN cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

nên \(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{AMN}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{AMN}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên MN//BC(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Xét tứ giác MNCB có MN//BC(cmt)

nên MNCB là hình thang có hai đáy là MN và BC(Định nghĩa hình thang)

Hình thang MNCB có \(\widehat{MBC}=\widehat{NCB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên MNCB là hình thang cân(Dấu hiệu nhận biết hình thang cân)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết