Vẽ đường tròn tâm O bán kính R = 2cm rồi vẽ hình tám cạnh đều nội tiếp đường tròn (O; 2cm). Nêu cách vẽ ?
a) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm.
b) Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn (O) ở câu a.
c) Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b) rồi vẽ đường tròn (O; r).
Tính cạnh của hình 8 cạnh đều theo bán kính R của đường tròn ngoại tiếp :
Hướng dẫn :
Cách 1 : Áp dụng công thức :
\(a=2R\sin\dfrac{180^0}{n}\)
Cách 2 : Tính trực tiếp
Vẽ dây AB là cạnh của một hình vuông nội tiếp đường tròn (O), gọi C là điểm chính giữa của cung nhỏ AB. Khi đó CA là cạnh của hình tám cạnh đều nội tiếp. Hãy tính CA trong tam giác vuông CAC' (h.5)
a) Tính cạnh của một ngũ giác đều nội tiếp đường tròn bán kính 3cm
b) Tính cạnh của một ngũ giác đều ngoại tiếp đường tròn bán kính 3cm
Cho một đa giác đều n cạnh có độ dài mỗi cạnh là a. Hãy tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp và bán kính r của đường tròn nội tiếp đa giác đều đó ?
Hướng dẫn : Tính \(\widehat{COB}\) rồi tính \(\sin\widehat{COB}\) và \(tg\widehat{COB}\), từ đây tính được R và r
Vẽ hình lục giác đều, hình vuông, tam giác đều cùng nội tiếp đường tròn (O; R) rồi tính cạnh của các hình đó theo R.
Cho đường tròn tâm (O), bán kính R ngoại tiếp đa giác dêdu của đường tròn A. Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp đa giác đó (A;R) trong trường hợp a, đa giác là tam giác đều b, đa giác là hình vuông c, đa giác là lục giác đều
a) Vẽ tam giác đều ABC cạnh a = 3 cm.
b) Vẽ tiếp đường tròn (O; R) ngoại tiếp tam giác đều ABC. Tính R.
c) Vẽ tiếp đường tròn (O; r) nội tiếp tam giác đều ABC. Tính r.
d) Vẽ tiếp tam giác đều IJK ngoại tiếp đường tròn (O ; R).
Hình Vuông ABCD có cạnh 2 cm . Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp , nội tiếp hình vuông ABCD