Bài 1: Căn bậc hai

NH

a) tìm số tự nhiên n sao cho \(3^n+55\) là số chính phương

b)cho a+1 và 2a+1 (a thuộc N) đồng thời là 2 số chính phương, chứng minh a chia hết cho 24

c) tìm nghiệm nguyên của các phương trình: 1)\(x^4+x^2+1=y^2\)

2)\(2^x-3^y=1\)

HD
30 tháng 12 2017 lúc 17:32

a) Nếu \(3^n+55\) là một số chính phương thì

\(3^n+55=a^2\) ( a là số tự nhiên )

\(\Leftrightarrow3^n+64-9=a^2\) \(\Leftrightarrow3^n+8^2=a^2+9\)

do a, n là số tự nhiên nên

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}3^n=a^2\\8^2=9\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}3^n=9\\a^2=8^2\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)

dễ thấy ngoặc đầu loại, do đó từ ngoặc thứ hai ta có n = 2 và a = 8

thay lại thấy thỏa mãn vậy n = 2 và n = 8

Bình luận (0)
HD
30 tháng 12 2017 lúc 18:36

b) Do a + 1 và 2a + 1 là hai số chính phương nên

\(\left\{{}\begin{matrix}a+1=n^2\\2a+1=m^2\end{matrix}\right.\)

Giả sử a không chia hết cho 3 nên a có dạng

\(\left[{}\begin{matrix}a=3k+1\\a=3k+2\end{matrix}\right.\)

*nếu a = 3k + 1 thì a + 1 = 3k + 2 = n2 mà n2 là một số chính phương nên chia cho 3 không thể dư 2 = > loại

* nếu a = 3k + 2 thì 2a + 1 =6k + 5 = 3(2k+1) +2 = m2 => loại trường hợp này

vậy điều giả sử là sai => a chia hết 3

Ta đi chứng minh a chia hết cho 8

Ta có : 2a + 1 = m2 ; do 2a + 1 là một số lẻ nên m lẻ

=> m = 2k +1 ( k thuộc N) => 2a+1 = (2k+1)2

=> \(2a+1=4k^2+4k+1\Rightarrow a=2k\left(k+1\right)\) vậy a là số chẵn

=> a=2q => a+1=2q+1 \(\Rightarrow a+1=\left(2q+1\right)^2\) \(\Leftrightarrow a+1=4q^2+4q+1\Leftrightarrow a=4q\left(q+1\right)\)

do q là số tự nhiên nên q và q+1 là hai số tự nhiên liên tiếp vậy

\(\Rightarrow q\left(q+1\right)⋮2\Rightarrow4q\left(q+1\right)⋮8\Rightarrow a⋮8\)

vậy \(a⋮8\)\(\left(3,8\right)=1\) nên \(a⋮24\)

Bình luận (0)
HD
30 tháng 12 2017 lúc 19:25

c) phương trình tương đương

\(4x^4+4x^2+4=4y^2\) \(\Leftrightarrow4y^2-\left(4x^4+4x^2+1\right)=3\)

\(\Leftrightarrow4y^2-\left(2x^2+1\right)^2=3\) \(\Leftrightarrow\left(2y-2x^2-1\right)\left(2y+2x^2+1\right)=3\)

do \(2y+2x^2+1>2y-2x^2-1\) nên chỉ xảy ra hai trường hợp

\(\left\{{}\begin{matrix}2y+2x^2+1=3\\2y-2x^2-1=1\end{matrix}\right.\) hoặc \(\left\{{}\begin{matrix}2y+2x^2+1=-1\\2y-2x^2-1=-3\end{matrix}\right.\)

đến đây thì ez rồi

Bình luận (0)
ND
30 tháng 12 2017 lúc 19:51

b)

2a+1 là một số chính phương lẻ

=> 2a+1 chia 8 dư 1

\(\Rightarrow2a⋮8\\ \Rightarrow a⋮4\\ \Rightarrow a⋮2\\ \)

=> a+1 là số chính phương lẻ => a chia 8 dư 1

\(\Rightarrow a⋮8\)

Xét tổng : (a+1)+(2a+1) =3a+2

Ta có :

\(\left\{{}\begin{matrix}a+1chia3du0;1\\2a+1chia3du0;1\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow a+1;2a+1chia3du1\\ \Rightarrow a⋮3\)

(3;8)=1 => a chia hết 24

Bình luận (0)
HD
30 tháng 12 2017 lúc 19:59

d) Nếu \(y=0\) thì \(x=1\)

Nếu \(y\ge1\) thì thì \(2^x\equiv1\left(mod3\right)\)

\(2^x=\left(3-1\right)^x=BS3\pm1\) (BS là bội số)

\(2^x=BS3+1\) khi x chẵn \(\Rightarrow x=2x_1\)

\(\Rightarrow2^{2x_1}-1=3^y\)\(\Leftrightarrow\left(2^{x_1}-1\right)\left(2^{x_1}+1\right)=3^y\)

\(2^{x_1}-1\)\(2^{x_2}+1\) không có số nào chia hết cho 3

\(2^{x_1}-1< 2^{x_1}+1\) nên \(2^{x_1}-1=1\)\(2^{x_1}+1=3^y\)

\(\Rightarrow x_1=1\Rightarrow x=2\)\(\Rightarrow y=1\)

Vậy phương trình có hai nghiệm

\(\left(x,y\right)=\left\{\left(2;1\right);\left(1;0\right)\right\}\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DP
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết