Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tham Khảo !

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan.

+ Tập trung nhiều thợ giỏi, lành nghề trong các xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo, xây dựng cung điện, chùa chiền,…

- Thủ công nghiệp nhân dân: Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm,…

* Thương nghiệp:

- Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

- Có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài, nhất là với Trung Quốc.

- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

 

Trả lời bởi Minh Nhân
TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tham Khảo !

Thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư được trọng dụng, vì:

- Thời kì này, giáo dục chưa phát triển, số người đi học và dạy học rất ít. Đã có một số nhà sư mở lớp học ở trong chùa.

- Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư thường là những người có học, giỏi chữ Hán vì vậy được nhà nước và nhân dân quý trọng.

Trả lời bởi Minh Nhân
TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tham Khảo !

Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:

- Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

- Trong thủ công nghiệp: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển. Do đó, sản phẩm không những tăn về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.

- Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường xá, thống nhất tiền tệ,...

Trả lời bởi Minh Nhân