*Ta có: F1 đồng tính
=> P thuần chủng
=> tính trạng thân cao xuất hiện ở F1 là tính trạng trội so với tính trạng thân thấp
Quy ước A: thân cao a: thân thấp
Sơ đồ lai:
Pt/c: Thân cao x thân thấp
AA aa
GP: A ; a
F1: - Kiểu gen Aa
- Kiểu hình : 100% thân cao
F1 x F1 : Aa x Aa
\(G_{F_1}:\dfrac{1}{2}A:\dfrac{1}{2}a\) ; \(\dfrac{1}{2}A:\dfrac{1}{2}a\)
F2- Tỉ lệ kiểu gen \(\dfrac{1}{4}AA:\dfrac{1}{2}Aa:\dfrac{1}{4}aa\)
- Tỉ lệ kiểu hình 75% thân cao: 25% thân thấp
* Để xác định lúa thân cao thuần chủng hay không thuần chủng, ta thực hiện 1 trong 2 cách
C1: Sử dụng phép lai phân tích nghĩa là cho cây lúa đó lai với cây mang tính trạng lặn có kiểu gen aa (thân thấp)
- Nếu kết quả đời con là đồng tính thì lúa thân cao cần xác định là thuần chủng
P: Thân cao x Thân thấp
AA aa
G: A ; a
F1 : Aa(100% thân cao)
- Nếu kết quả đời con là phân tính thì lúa thân cao cần xác định là không thuần chủng
P: Thân cao x Thân thấp
Aa aa
G: \(\dfrac{1}{2}A:\dfrac{1}{2}a\) ; a
F1: \(\dfrac{1}{2}Aa:\dfrac{1}{2}aa\) (50% thân cao : 50% thân thấp)
C2: Cho cây lúa cần xác định kiểu gen tự thụ phấn
- Nếu kết quả đời con là đồng tính thì cây lúa thân cao thuần chủng
P : Thân cao x Thân cao
AA AA
G: A ; A
F1: AA(100% thân cao)
- Nếu kết quả đời con là phân tính thì cây lúa thân cao không thuần chủng
P: Thân cao x Thân cao
Aa Aa
G: \(\dfrac{1}{2}A:\dfrac{1}{2}a;\dfrac{1}{2}A:\dfrac{1}{2}a\)
F1: \(\dfrac{1}{4}AA:\dfrac{1}{2}Aa:\dfrac{1}{4}aa\)( 75% thân cao : 25% thân thấp)