Đây là phiên bản do Tống Thị Quỳnh Anh
đóng góp và sửa đổi vào 5 tháng 8 2021 lúc 16:03. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Tục ngữ
- Bố cục: Chia làm ba phần
- Phương thức biểu đạt: Trữ tình
*Câu 1: Một mặt ngườ bằng mười mặt của
- Vần lưng, so sánh, nhân hóa
=> Đề cao giá trị con người. So với mọi thứ của cải, người quý hơn của gấp nhiều lần.
*Câu 2: Cái răng , cái tóc là gốc con người
=> Những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng làm thành vẻ đẹp của con người về hình thức và nhân cách
*Câu 3: Đói cho sách ,rách cho thơm
- Nghệ thuật: đối, ẩn dụ, gieo vần lưng
- Nội dung: Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa
=> Giáo dục con người phải có lòng tự trọng
*Câu 4 : Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Nghệ thuật: 4 vế có quan hệ bổ sung, lặp từ
- Nội dung: Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp, việc học phải tỉ mỉ, toàn diện.
*Câu 5: Không thầy đố mày làm nên
- Khẳng định vai trò, công ơn người thầy dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức, về cách sống. Vì vậy phải biết kính trọng thầy
*Câu 6 : Học thầy không tày học bạn
- Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy
-> Cả 2 câu tục ngữ này bổ sung cho nhau
*Câu 7: Thương người như thể thương
=> Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình
*Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
=> Khi được hưởng thụ thành quả nào đó phải nhớ đến người đã gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình
*Câu 9: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
=> Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm – khẳng định sức mạnh đoàn kết
Ghi nhớ : Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có .