Truyện Kiều (Tác giả)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Cuộc đời

- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quên quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du. 

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

- Cuộc đời: Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

@1734405@@1734472@

II. Sự nghiệp văn học

1. Các sáng tác chính

a. Sáng tác bằng chữ Hán

- Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn.

- Nam trung tạp ngâm có 40 bài viết thời gian làm quan ở huế và quảng bình, địa phương ở phía nam Hà Tĩnh, quê hương ông. 

- Bắc hành tạp lục gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi xứ trung quốc

-> Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Trong Thanh Yên thi tậpNam trung tạp ngâm biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục, những đặc điểm về tư tưởng tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn.

- Thơ Nguyễn Du viết khi đi xứ Trung Quốc có ba nhóm đáng chú ý:

+ Ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện,

+ Phê phán xã hội phong kiến trà đạp quyền sống con người.

+ Cảm thông những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đày đoạ hắt hủi.

@1734539@

b. Sáng tác bằng chữ Nôm

- Đoạn trường tân thanh.

- Văn chiêu hồn.

- Truyện Kiều là truyện thơ viết bằng thể thơ lục bát. Văn chiêu hồn nguyên tên là Văn tế thập loại chúng sinh ( Văn tế mười loại chúng sinh ) viết bằng thể thơ song thất lục bát

2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du

a. Đặc điểm nội dung

- Nội dung của sáng tác Nguyễn Du thể hiện đề cao cảm xúc tức đề cao tình.

- Nội dung quan trọng hàng đầu trong thơ chữ Hán, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn là tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé bất hạnh, phụ nữ. 

- Ý nghĩa xã hội sâu sắc của thơ ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình bao la của nhà thơ.

- Cần lưu ý đến cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du vì ông là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu lên một cách tập trung về thân phận của nguời phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật ( thơ, nhạc,... ).

- Nguyễn Du đã đề cập một vấn đề rất mới, nhưng cũng rất quan trọng: Xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần, do đó cần phải trân trọng chủ thể sáng tạo ra những tinh thần đó.

- Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thể kỉ XVIII đầu thế kỷ XIX còn vì ông đề cao hạnh phúc của con nguời tự nhiên, trần thế.

@1734601@

b. Đặc điểm nghệ thuật

- Nguyễn Du làm thơ theo thể thơ ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngon luật và ca, hành ( nhạc phủ ),... đây là những thể thơ của Trung Quốc.

Trong sáng tác bằng chữ Nôm, Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học, làm giàu cho tiếng việt.

- Thể thơ lục bát của truyện Kiều đã chứng tỏ khả năng truyền tải nội dung trữ tình và tự sự to lớn của thể loại truyện thơ.