Đây là phiên bản do Tống Thị Quỳnh Anh
đóng góp và sửa đổi vào 5 tháng 8 2021 lúc 14:36. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácLý Thường Kiệt (1019 - 1105 ): Là vị tướng tài dưới triều nhà Lý. Tên thật của ông là Ngô Tuấn, sau được vua ban cho cái tên Lý Thường Kiệt. Chính Lý Thường Kiệt là người đã chỉ huy quân đội Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược của quân Tống lần thứ 2. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn là một nhà thơ, nhà văn giỏi của nước ta.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận, biểu cảm.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt đường luật:
+ 4 câu, mỗi câu 7 tiếng.
+ Gieo vần ở tiếng cuối các câu 1,2,4.
+ Hoàn cảnh ra đời: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh). Bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt - có tiếng ngâm bài thơ này. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Được coi là bài thơ thần, là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta.
+ " Sông núi nước Nam": chủ quyền, cương vực, lãnh thổ của dân tộc.
+ " Vua nam ở": có chủ nhân cai trị là người nước Nam.
=> Lời khẳng định về chủ quyền lãnh thổ đất nước.
- Khẳng định sự bại vong của kẻ thù:
+ Khẳng định sức mạnh của dân tộc.
+ Niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc.
=> Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
* Ghi nhớ : Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, Nam Quốc Sơn Hà là bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược