Đây là phiên bản do Trúc Giang
đóng góp và sửa đổi vào 10 tháng 7 2021 lúc 15:37. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácI. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam.
- Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.
- Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.
b. Tác phẩm:
- Tháng 8/ 1942 Bác Hồ từ Cao Bằng bí mật sang TQ để tranh thủ sự viện trợ Quốc tế cho cách mạng VN. Khi đó người đã bị chính quyền địa phương ở gần thị trấn Túc Vinh bắt giữ rồi giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây . Trong t/g ấy người đã sáng tác tập thơ" Nhật kí trong tù". Bài thơ "Ngắm trăng" là một trong những bài thơ trích trong tập thơ "Nhật kí trong tù"của HCM.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
2. Bố cục:
+ Câu 1: Khai đề
+ Câu 2: Thừa đề
+ Câu 3 : chuyển đề
+ Câu 4 : Hợp đề
+ Biểu cảm trực tiếp, niềm say mê vẻ đẹp thiên nhiên.
3. Phân tích:
a. Hoàn cảnh ngắm trăng
(Hai câu đầu)
" Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà"
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày,người khách thưởng trăng là một tù nhân bị giam cầm khổ cực.
- Giọng bình thản tự nhiên, hai lần phủ định → Khẳng định → thiếu vật chất tối thiểu để ngắm trăng " rượu và hoa"
- Bác không để cuộc thưởng trăng mất đi cái thú vị mà tâm hồn vẫn tự do ung dung hướng tới ánh trăng đẹp.
- Nhà thơ thấy bối dối trước khung cảnh thiên nhiên quá đẹp.
⇒ Người chiến sĩ cách mạng ấy còn là một người yêu thiên nhiên, rung động mãnh liệt trước cảnh thiên nhiên đẹp.
b. Sự giao hoà với thiên nhiên:
" Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt.
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
- Có sự đối xứng trong cấu trúc của hai câu thơ.(phép đối, phép nhân hoá hình ảnh vầng trăng)
- Ta nhận thấy giữa nhân và nguyệt đều có song sắt nhà tù chắn giữa, nhưng Ng đã thả tâm hồn ra ngoài song sắt để tìm đến với với để giao hoà với vầng trăng. Vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến tri kỉ với người . Vậy cả người và trăng đều chủ đọng tìm đến giao hoà cùng nhau.
- Cấu trúc đối của của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật "tình cảm song phương" mãnh liệt của cả người và trăng
⇒ Người chiến sĩ cách mạng dường như không chút bận tâm về xiềng xích đói rét của chế độ nhà tù thô bạo để tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên. Đó chính là sức mạnh tinh thần lớn lao của ng chiến sĩ cách mạng.