Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

NGẮM TRĂNG

 (Vọng nguyệt)

Hồ Chí Minh 

I. Tìm hiểu chú thích

1. Tác giả

- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam.

- Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

- Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Ngắm trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.

b. Bố cục

- Phần 1: (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

- Phần 2: (2 câu sau): Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai câu thơ đầu

- Trong tù không rượu cũng không hoa

->Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt: trong tù, thân tù, lại không có rượu có hoa để thưởng nguyệt.

- Bác không nói đến rượu và hoa như là những nhu cầu sinh hoạt bình thường của con người mà chỉ nói cái cần đối với thi nhân.

- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

(Đối thử lương tiêu nại nhược hà?)

-> Tâm trạng xúc động, xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng đẹp.

-> Bác là người yêu thiên nhiên một cách say mê, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên (đó chính là tâm hồn nghệ sĩ của Bác).

2. Hai câu sau

- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia)

-> Nghệ thuật nhân hóa, cấu trúc đăng đối, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau. Ở mỗi câu chữ chỉ người và chữ chỉ trăng được đặt ở 2 đầu, giữa là cửa nhà tù, nhưng có sự đảo ngược: câu trên theo trật tự người - trăng câu dưới theo trật tự trăng - người.

-> Làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng, cả hai đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau.

->Thể hiện tình yêu trăng tha thiết của Bác, Bác coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Bài thơ tứ tuyệt, giản dị mà hàm súc.

- Cấu trúc đăng đối.

- Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại.

2. Nội dung:

Bài thơ cho tháy tinh thần yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ.

Khách