Đây là phiên bản do Đức Minh
đóng góp và sửa đổi vào 2 tháng 8 2021 lúc 16:07. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácNam Cao
I. Đọc - Chú thích
1. Đọc
2.Chú thích.
a. Tác giả :
- Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri.
- Là một nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930-1945, bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam
- Sau cách mạng, sáng tác phục vụ cách mạng và hi sinh trên đường công tác.
b. Tác phẩm: “Lão Hạc”
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu khái quát
- Thể loại: truyện ngắn
- PTBĐ : tự sự kết hợp miêu tả
- N.vật chính: Lão Hạc và ông giáo
- Nhân vật trung tôi: Lão Hạc vì câu chuyện xoay quanh quãng đời khốn khó và cái chết của Lão Hạc.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất của n/vật ông giáo (xưng “tôi”)
->Giúp nhà văn vừa kể, vừa kết hợp miêu tả và biểu hiện cảm xúc, làm cho TP đậm chất hiện thực, gần gũi nhưng vẫn giàu chất trữ tình, triết lí.
- Chủ đề chính: Cuộc đời nghèo khổ, cô đơn nhưng trong sạch, nhân hậu đáng thương của người nông dân trước CMT8.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Nhân vật lão Hạc.
* Tình cảnh:
- Nhà nghèo, vợ mất sớm, một mình nuôi con, con trai không có tiền cưới vợ bỏ đi làm đồn điền cao su không có tin tức gì.
- Lão già yếu, ngày cũng như đêm chỉ thui thủi một mình làm bạn với con chó Vàng.
-> nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh.
- Con chó: là kỉ vật của con trai lão để lại, là người bạn thân thiết trong cuộc sống nghèo, cô độc của lão.
- Lão gọi là cậu Vàng, chăm sóc như một con người: bắt rận, tắm, cho ăn, chửi yêu...
- Lão phải bán cậu Vàng vì sau khi bị ốm, cuộc sống của lão túng quẫn: không có việc làm, phải tiêu vào số tiền dành dụm cho đứa con trai. Hơn nữa con chó lại ăn quá khoẻ nên lão đành phải bán đi mặc dù không muốn.
->Việc quyết định bán con chó Vàng xuất phát từ tấm lòng thương yêu con sâu sắc của một người cha.
Việc bán “cậu Vàng”
- Trước khi bán: suy tính đắn đo nhiều, coi đó là việc rất hệ trọng
- Sau khi bán
+ Thái độ, cử chỉ: cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít, lão hu hu khóc.
+ Suy nghĩ: nó có biết gì đâu, nó làm in như nó trách tôi, tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó.
*Cách miêu tả: sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh tượng hình, giàu sức biểu cảm: ộp, ầng ậng, múm mộm, hu hu...để tạo hình ảnh cụ thể, diễn tả rõ nột nỗi đau đớn, xót xa ân hận trong lòng lão.
->Đau đớn, xót xa, dằn vặt, ân hận, tự trách mình
=>Nhân hậu, tình nghĩa, thuỷ chung
*Việc nhờ cậy ông giáo
- Giữ hộ mảnh vườn cho con
- Gửi tiền để lo ma cho mình
*Cuộc sống của lão Hạc sau khi bán con chú:
- Mấy hôm liền chỉ ăn khoai, khoai hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy: củ chuối, sung luộc, rau mỏ, trai, ốc
- Từ chối gần như hách dịch tất cả những gì ông giáo cho
->C/sống cùng cực, khổ sở
-> Giàu lòng tự trọng
- Lão Hạc tự tử bằng bả chó
->Kết thúc bất ngờ.
* Cái chết của lão Hạc.
Lão đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, lão tru, bọt mép trào ra, chốc chốc lại bị giật mạnh nảy lên, vật vã đến hai giờ mới chết
->Cái chết đau đớn, dữ dội, thê thảm và thương tâm.
=>Là người có ý thức cao về lẽ sống, coi trọng nhân phẩm, sống trong sạch, lương thiện.
*Ý nghĩa cái chết của lão Hạc:
-Tố cáo chế độ xã hội tàn ác đó đẩy người nông dân vào cảnh cùng cực, tước đi của họ mọi niềm vui, niềm hi vọng, đẩy họ đến chỗ chết
- Phản ánh một cách chân thực, sâu sắc về số phận nghèo khổ, bế tắc của người nông dân và ca ngợi, khẳng định phẩm chất cao đẹp của người nông dân nghèo: thương con sâu nặng, sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình vì tương lai của con.
- Làm cho người đọc thương cảm, hiểu rõ hơn, quý trọng và thương tiếc lão Hạc hơn
=>Lão Hạc là điển hình của người nông dân trước CMT8 với số phận cơ cực, đáng thương nhưng có phẩm chất tốt đẹp, đáng kính trọng.
*Lão chết trong đau đớn, vật vã, cùng cực về thể xác nhưng thanh thản về tâm hồn. Giữa cái xã hội nhơ nhuốc, đen tối đó, lão Hạc vẫn giữ mình trong sạch, cam chịu sống khổ nhưng không sống hèn. Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đó đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Người cha ấy đó hi sinh cả đời mình cho đứa con.
*Tóm lại trong cái làng quê hẻo lánh và tiêu điều ngày xưa, như bao nhiêu người dân lao động, lão Hạc phải sống một cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh. Tuy thế lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp : hiền lành, chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sạch, giàu lòng tự trọng. Lão Hạc là điển hình, là hiện thân của người nông dân VN trước CMT8 được Nam Cao miêu tả với bao trân trọng, xãt thương, thấm đượm một tinh thần nhân ái cao cả.
2. Nhân vật ông giáo
- Là người chứng kiến, tham gia và kể lại câu chuyện
- Là một trớ thức nghèo, giàu tình thương và lòng tự trọng, được mọi người kiêng nể.
- Cả hai cùng có chung nỗi đau khổ của sự nghèo túng, phải bán đi những vật quý giá nhất của mình. Đó là chỗ gần gũi và làm cho 2 người láng giềng này thân thiết với nhau.
- Đối với lão Hạc:
+ thông cảm và xót thương cho số phận của lão.
+ tìm cách an ủi
+ buồn khi thấy lão Hạc xa lánh mình
+ ngỡ ngàng, buồn, thất vọng vì nghĩ rằng: một người đáng kính như lão Hạc đến lúc cùng cũng trở nên tha hóa biến chất.
+ thấy được phẩm chất cao đẹp và trong sạch của lão Hạc, giữ trọn niềm tin yêu và cảm phục.
Ý nghĩa:
- Cuộc đời đáng buồn vì nó đã đẩy con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, con người nhân hậu, giàu lòng tự trọng mà cũng bị tha hóa, biến chất.
- Chưa hẳn đáng buồn vì ý nghĩ của ông giáo trước đó không đúng, vẫn còn có những người cao quý như lão Hạc
- Đáng buồn theo nghĩa khác: con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, phải chịu cái chết vật vã, dữ dội như vậy.
=>Là người hiểu đời, hiểu người giàu lòng nhân ái và vị tha, biết cảm thông, trân trọng mọi người
=>Cần đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quí của họ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
+ Cách tạo dựng tình huống bất ngờ
+ Cách kể: kết hợp kể, tả, bộc lộ cảm xúc
+ Cách xây dựng nhân vật sử dụng nhiều từ ngữ có tác dụng gợi cảm, sinh động, gây ấn tượng
2.Nội dung:
+ Số phận đau thương và ph/chất của người nông dân
+ Tấm lòng yêu thương, trân trọng và tài năng nghệ thuật xuất sắc của tác giả
* Ghi nhớ: sgk/48