Đây là phiên bản do Trịnh Long
đóng góp và sửa đổi vào 30 tháng 6 2021 lúc 16:51. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Trần Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam.
- Quê quán: làng Quang Xán, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Nguyễn Tuấn Khải là một nhà yêu nước.
- Ông thường mượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II…
- Thơ ông vào nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát…
a. Xuất xứ
“Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên trong tập Bút quan hoài của Trần Tuấn Khải.
b. Bố cục:
- Phần 1: (8 câu đầu): Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li.
- Phần 2: (20 câu tiếp): Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi.
- Phần 3: (8 câu cuối): Lời tao gửi sự nghiệp cứu nước cho con.
Câu 1:
-Xúc cảm buồn đau được thể hiện bằng một giọng thơ thống thiết, lâm li. Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp với cảm xúc và giọng điệu này.
Câu 2 :
Bố cục: 3 phần.
- Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- Phần 2 (20 câu tiếp): Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc.
- Phần 3 (8 câu cuối): Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
Câu 3 :
- Những câu thơ mở đầu đoạn có tác dụng tạo tiền đề, tâm thế. Trong không gian và tâm trạng chia li đau buồn như thế lời khuyên của người cha (thể hiện ở đoạn sau) có ý nghĩa như những lời trăng trối thiêng liêng.
Câu 4 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Phân tích đoạn thơ thứ hai.
- Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm: lòng tự hào về truyền thống anh hùng, tinh thần yêu nước của dân tộc ; căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù ; nỗi đau quê hương bị tàn phá; khắc ghi công lao ông cha; xót xa thân phận bất đắc chí không thể cứu nước.
- Sức gợi cảm của đoạn thơ:
+ Cách biểu hiện cảm xúc của tác giả: Dùng biện pháp nhân hóa; những hình ảnh ước lệ gợi hình, gợi cảm; sự dụng những thán từ, câu cảm thán bộc lộ cảm xúc mãnh liệt...
+ Bối cảnh tâm trạng của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX: Bối cảnh đất nước lầm than, bọn xâm lược hoành hành, quan lại trong nước nhũng nhiễu, đớn hèn, những nhà Nho yêu nước bất đắc chí đành ngậm ngùi tiếc thương cho đất nước.
Câu 5 (trang 163 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trong phần cuối đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình nhằm mục đích: kích thích, hun đúc các ý chí căm thù giặc, lòng yêu nước từ đó khơi dậy lòng quyết tâm thay cha gánh vác việc non sông, đất nước.