Đây là phiên bản do Đức Minh
đóng góp và sửa đổi vào 3 tháng 8 2021 lúc 20:02. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácHAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Trần Tuấn Khải
a. Tác giả : Trần Tuấn Khải (1895-1983)
- Bút hiệu Á Nam.
- Thơ của ông thường kín đáo bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bọn tay sai.
- Thơ ông được truyền tải rất rộng rãi.
b. Tác phẩm:
- Là bài thơ mở đầu tập “Bút quan hoài I”(1924) lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta.
- Đoạn trích là phần mở đầu bài thơ.
- Thể thơ: Song thất lục bát.
- Giọng điệu chung: lâm li thống thiết
- Nội dung chính: Đây là lời trăng trối của người cha với con trước giờ vĩnh biệt trong bối cảnh đau thương nước mất nhà tan vừa nặng ân tình và cũng tràn đầy nỗi xót xa.
- Bố cục: 3 phần
- 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trước cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- 20 câu tiếp theo: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc.
- 8 câu cuối: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
- Bối cảnh của cuộc chia li: Chốn ải Bắc .... như khêu bất bình
- BPNT: nhân hóa, ẩn dụ, những từ láy gợi tả...
->Làm nổi bật cảnh ảm đạm, thê lương, tang tóc, gợi tâm trạng buồn thảm trong lòng người của cuộc chia li.
- Tâm trạng hai cha con: Hạt máu nóng.... tầm tã châu rơi -> hình ảnh ẩn dụ nói lên nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của ông.
=>Tâm trạng uất nghẹn, đau đớn, xót xa trước cảnh nước mất, nhà tan, cha con li biệt
Cha bị bắt, bị giải sang TQ không ngày trở lại. Con muốn đi theo phông dưỡng cha cho tròn đạo hiếu. Người cha hiểu lòng con nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Trong hoàn cảnh đó, đối với hai cha con, tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và đều tột cùng đau đớn xót xa. Nước mất, nhà tan, cha con li biệt vì thế cho nên lời khuyên của cha với con có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết khiến người nghe cũng ngậm ngùi và khắc cốt ghi tâm. Trong hoàn cảnh đất nước ta đầu TK 20, cũng cảnh nước mất nhà tan thì lời người cha khuyên con có tác dụng như một lời kêu gọi cứu nước.
- Cha khuyên con: Giống Hồng Lạc... xưa nay kém gì. ->Gợi truyền thống dân tộc: nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt.... =>Khích lệ dòng máu anh hựng, niềm tự hào dân tộc của người con
- Hiện tình đất nước : Bốn phương khói lửa ...... dễ còn thương đâu. -> Giọng điệu: lâm li thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất căm hờn, mỗi dũng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng. =>Bị xâm lược, nước mất nhà tan, đau thương tang tóc.
- Hoạ mất nước : Thảm vong quốc kể ...... nhường vật cơn sầu
- Nghệ thuật:
+Dùng nhân hoá và so sánh (đất khóc giời than, xây khối uất, vật cơn sầu...)
+Sử dụng các từ ngữ gây cảm xúc mạnh:kể sao xiết, xé tâm can, ngậm ngùi....
=>Nỗi đau xót thiêng liêng, cao cả vượt lên số phận cá nhân, trở thành nỗi đau đất nước kinh động cả trời đất, núi sông.
- Lời khuyên: Cha xót phận ..... vũng lầy -> khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà.
=>Yêu con, yêu nước, đặt niềm tin tưởng và trông cậy vào con sẽ thay mình đền nợ nước, trả thù nhà.
- Bài thơ mượn 1 câu chuyện lịch sử có sức gợi lớn để bộc lộ cảm xúc, tình cảm, khích lệ lòng yêu nước
- Thể thơ song thất lục bát và giọng điệu trữ tình thống thiết
=>Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà