Đi đường (Tẩu lộ)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

ĐI ĐƯỜNG

(Tẩu lộ)

Hồ Chí Minh

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam.

- Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

- Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Đi đường là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây (Trung Quốc).

b. Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

II. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1:

Đi đường mới biết gian lao

(Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan)

-> Lời thơ giản dị chân thực nhưng mang nặng suy tư nói lên nỗi gian lao khổ cực của người đi đường (đi giải lao). Câu thơ như sự đúc rút trải nghiệm thực tế.

Câu 2:              

- Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

(Trùng san chi ngoại hiệu trường san).

-> Điệp ngữ, phụ từ -> nhấn mạnh, khẳng định con đường Bác phải trải qua đầy khó khăn gian khổ, những dãy núi cứ nối tiếp trùng điệp tưởng chừng như không dứt.

Câu 3:

- Núi cao lên đến tận cùng

(Trùng san đăng đáo cao phong hậu)

- Câu thơ chuyển mạch. Bao nhiêu núi non trùng điệp và khó khăn chồng chất đều đã vượt qua. Người đi đường cuối cùng đã lên đến đỉnh cao -> đó là quy luật của tự nhiên.

Câu 4:

- Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

(Vạn lí dư đồ cố miện gian)

-> Niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ của người đã trèo qua bao dãy núi vô vàn gian lao -> một phong thái ung dung làm chủ thiên nhiên đất trời.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Bài thơ thiên về suy ngẫm, triết lí và không nặng nề, khô khan.

- Sử dụng điệp ngữ có hiệu quả cao, hình tượng thơ vừa có ý nghĩa xác thực vừa có ý nghĩa biểu tượng gợi liên tưởng sâu xa.

2. Nội dung:

Bài thơ có hai lớp nghĩa:

- Nghĩa đen: Nói về đi đường núi, đi giải lao của Bác đầy gian lao, vất vả

- Nghĩa bóng: ngụ ý sâu xa về đường đời của mỗi con người và con đường cách mạng. Bác Hồ  muốn nêu lên một chân lí, một bài học rút ra từ thực tế: Con đường đời, con đường CM không bằng phẳng mà chồng chất khó khăn, gian lao, nhưng nếu thiếu kiên trì, bền gan vững chí vượt qua thì nhất định sẽ đạt tới đỉnh cao thắng lợi vẻ vang. Bài thơ mang tính triết lí sâu sắc.

Khách