Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
7 coin

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:

Một số nội dung kiến thức trọng tâm:

I.   Văn bản:

a. Truyện và ký Việt Nam

- Tôi đi học(Thanh Tịnh),Lão Hạc (Nam Cao), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

*  Nhớ được nét chính về tác giả, những thông tin về tác phẩm.

* Nắm được cốt truyện, nhân vật, nội dung, ý nghĩa và những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các văn bản.

b.Thơ Việt Nam

- Đập Đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

*   Nhận biết tác giả và tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, học thuộc lòng thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

*  Giải thích được ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

II.   Tiếng Việt:

- Trường từ vựng, Từ tượng thanh, từ tượng hình, Trợ từ, thán từ, tình thái từ, Câu ghép, Nói quá, Nói giảm, nói tránh.

* Nhớ được khái niệm về các kiểu từ loại, chỉ ra được mục đích sử dụng các kiểu từ      loại đó.

*   Nắm đặc điểm, biết cách sử dụng giá trị của từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn cảnh, tạo lập được một số câu có sử dụng từ tượng thanh tượng hình.

*   Nắm được đặc điểm câu ghép; phân biệt được câu đơn và câu ghép; và đặt các loại câu ghép.

*   Hiểu thế nào là nói giảm nói tránh, nói quá, nêu được giá trị của nói giảm nói tránh, nói quá trong văn bản.

III.   Tập làm văn

*   Văn tự sự (xem lại bài viết số 1, số 2).

*     Ôn tập cho học sinh nắm vững cách làm bài văn thuyết minh.

*     Đoạn văn nghị luận.

 

....................................................HẾT.............................................................................

 

B/ ĐỊNH HƯỚNG CỤ THỂ: I/ VĂN BẢN:

1/ Truyện ký Việt Nam 1930 - 1945:

 

STT

Tên văn

bản

Tác giả (sinh   -

mất)

Thể loại

Phương thức biểu

đạt

Nội dung chủ yếu

 

Nghệ thuật đặc sắc

 

1

Trong lòng mẹ

(1938)

Nguyên Hồng (1918 -

1982)

 

Hồi kí (Trích)

Tự sự kết hợp miêu

tả và biểu cảm

Nỗi cay đắng tủi  cực  tình

yêu thương mẹ mãnh   liệt  của

-     Văn hồi kí chân thành trữ tình thiết tha.

-   Hình ảnh so sánh

 

 

 

 

 

 

bé Hồng.

liên tưởng táo bạo.

 

 

 

 

2

 

 

Tức nước vỡ bờ (1939)

 

 

Ngô Tất   Tố (1893 -

1954 )

 

 

Tiểu thuyết (Trích)

 

Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

-    Phê phán chế độ phong kiến bất nhân, tàn ác.

-       Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.

-       Xây dựng tình huống truyện bất ngờ có cao trào và giải quyết hợp lí.

-          Khắc họa miêu tả nhân vật sinh động hấp dẫn.

 

 

 

 

 

-   Số   phận   bi

-   Tài   năng   khắc

 

Lão

Nam

Truyện

Tự sự kết

thảm của người

họa nhân vật rất cụ

 

Hạc

Cao

ngắn

hợp     với

nông dân cùng

thể, sống động.

 

(1943)

(1915 –

(Trích)

miêu      tả

khổ   trong  

- Phân tích, miêu

 

 

1951)

 

      biểu

hội cũ.

tả tâm lí nhân vật

3

 

 

 

cảm

-   Nhân   phẩm

tinh tế.

 

 

 

 

 

cao đẹp của họ.

-    Truyện    kể   tự

 

 

 

 

 

 

nhiên,    linh    hoạt

 

 

 

 

 

 

vừa chân thực vừa

 

 

 

 

 

 

đậm chất triết lí

 

 

 

 

 

 

trữ tình.

 

2/ Thơ Việt Nam 1900 – 1945:

Tên văn bản

Tác     giả

(sinh      mất)

 

Thể loại

Phương thức biểu

đạt

 

Nội dung chủ yếu

 

Nghệ thuật đặc sắc

 

Đập đá    Côn Lôn

 

Phan Châu Trinh (1872    

1926)

Thơ thất ngôn bát cú ĐL

Biểu cảm

kết hợp miêu tả

Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước gian nan

nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

-    Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng;

-     Sử dụng biện pháp nói quá.

 

II/ TIẾNG VIỆT:

Chủ

đề

Tên bài

Khái niệm - tác dụng

Ví dụ

 

Trường từ vựng

 

 

Trường từ vựng là tập hợp của

những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

 

Trường từ vưng chỉ phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô…

 

 

 

 

 

 

 

Từ vựng

 

 

Từ tượng hình, từ tượng thanh

1. Khái niệm:

-     Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

-     Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

2. Tác dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

-   Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

 

-   Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngữ pháp

 

 

 

Trợ từ

1.     Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

2.     Tác dụng: nhấn mạnh, biểu thị thái độ trong khi nói, viết.

Một số trợ từ: những, có, chính, đích, ngay, …

Đặt câu: Tôi giải được

những năm bài toán khó

Lưu ý: Khi sử dụng trợ từ cần chú ý văn cảnh: “những” trong trường hợp trên là “trợ từ” chứ không phải

“lượng từ”.

 

 

 

Thán từ

1.    Khái niệm: Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành câu đặc biệt.

2.   Thán từ gồm 2 loại:

-   Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc

-   Thán từ gọi đáp.

-     Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, hỡi, ơi, chao ôi,…

-   Thán từ gọi – đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,…

-   HS đặt câu

 

 

 

Tình thái từ

1.   Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

2.   Một số loại tình thái từ: tình thái từ nghi vấn, tình thái từ cầu khiến, tình thái từ cảm thán, tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.

-   Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,

-    Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,

-   Tình thái từ cảm thán: thay, sao,

-     Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, cơ mà,…

HS đặt câu

 

 

Câu ghép

1.     Khái niệm: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.

2.   Cách nối các vế câu:

Có hai cách nối các vế câu:

1.    Do Hải chủ quan nên bạn ấy đã làm sai bài toán cuối.

->QH nguyên nhân – hệ quả

2.   Nếu mọi người không vứt rác bừa bãi thì khu phố sẽ sạch đẹp.

->QH điều kiện (giả thiết) –

 

 

 

-    Dùng những từ có tác dụng nối: Nối bằng một QHT; nối bằng một cặp QHT, nối bằng một cặp phó từ, cặp đại từ hay cặp chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp hô ứng).

-   Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

3. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ.  Những quan hệ thường gặp là: Quan hệ nguyên nhân, QH điều kiện (giả thiết), QH tương phản, QH tăng tiến, QH lựa chọn, QH bổ sung, QH tiếp nối, QH đồng thời, QH giải thích.

* Lưu ý: Nhiều trường hợp cần dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

hệ quả

3.    Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

->Quan hệ tương phản.

4.    Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. -> QH đồng thời.

5.  Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng gay gắt. -> QH tăng tiến.

6.       Anh đi trước rồi mọi người đi sau cũng được. -> QH tiếp nối.

7.       Chị không những không nói được gì nữa mà chị còn ngồi khóc. -> QH bổ sung.

8.    Bạn đi tập hát hay bạn đi tập bơi. -> QH lựa chọn.

9.   Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đihọc. -> QH

giải thích.

 

 

 

 

Các biện pháp tu từ

 

Nói giảm nói tránh

1. Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Bác Dương thôi đã thôi

 rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

-> Tránh gây cảm giác quá đau buồn khi nói đến cái

chết.

 

 

Nói quá

1. Khái niệm : Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả.

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

->   Nhấn   mạnh   tình   yêu thương bao la của Bác.

 III/ TẬP LÀM VĂN:

1. Viết đoạn văn nghị luận xã hội.

+ Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề.

+ Giải thích vấn đề.

+ Mặt lợi(mặt hại) có dẫn chứng.

+ Mặt trái

+ Giải pháp.

+ Kết đoạn: Kết thúc vấn đề, liên hệ.

2. Tạo lập văn bản tự sự.

 

* Yêu cầu chung:

-Sự việc: Các sự kiện xảy ra.

-Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chínhvà nhân vật phụ)

-Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.

-Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

Để làm tốt bài văn tự sự thì học sinh phải hiểu được tất cả các yếu tố cơ bản trên để biết vận dụng vào bài làm một cách nhuần nhuyễn nhất.

3. Tạo lập văn bản thuyết minh.(Tác hại của thuốc lá, bao bì ni lông)

* Yêu cầu chung:

-     Trình bày một bài văn thuyết minh.

-     Biết triển khai các kỹ năng trong làm bài văn thuyết minh.

-     Tiến hành các bước làm bài văn thuyết minh.

-     Nắm được những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản: chủ đề, bố cục, đoạn văn, liên kết các đoạn văn trong văn bản.

-   Phương pháp làm bài văn thuyết minh.

 

MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO

ĐỀ 1: Thuyết minh tác hại của thuốc lá

I.   Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh thuốc lá và tác hại của thuốc

Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong đó có hút thuốc lá.

II.   Thân bài: Thuyết minh về tác hại của thuốc

1.  Thuốc lá là gì?

Thuốc lá là một loại cây có hàm lượng Nicotin cao. Phần lá được thái nhỏ, sấy khô định hình trong giấy, dạng hình trụ.

2.  Nguyên nhân con người hút thuốc

-   Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bênh tật;

-   Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá;

-   Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi hỏi có sự thư giãn;

-   Do học đòi bắt chước, đua đòi với bạn bè;

-   Do gia đình không quan tâm, không quản lý con cái.

3.  Tình trạng hút thuốc lá hiện nay

-   Ở Việt Nam, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam;

-   Mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm gây ra - tức là hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày;

-    Theo như tình trạng hiện giờ thì ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030;

-   Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4%;

-   Trong tổng số 15 triệu người hút thuốc có 12,8 triệu (39,4% nam và 1.2% nữ) hút thuốc lá điếu.

-    67% người không hút thuốc (khoảng 33 triệu người) nói họ bị tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và 49% người lao động (khoảng 5 triệu người) cho biết họ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc thụ động tại nơi làm việc (GATS 2010).

 

-    Các nhà xã hội học thống kê, nếu số tiền mua thuốc hút được dùng để mua thực phẩm hoặc chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết khác của hộ gia đình, hơn hai triệu người Việt Nam có thể thoát nghèo.

4.  Tác hại của thuốc lá: ( tham khảo bài Ôn dịch, thuốc lá)

-   Trong khói thuốc lá có chất nicotin, oxit các-bon, hắc ín.

-   Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục,….

-   Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

-   Thuốc là làm giảm khả năng sinh dục và có khả năng tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ.

-   Hút thuốc làm rất có hại cho phụ nữ mang thai, có thể tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, trẻ đẻ non, trẻ đẻ thiếu cân, các dị tật bẩm sinh ở trẻ…

-   Người hút thuốc thụ động có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người không hít phải khói thuốc.

-   Trẻ em hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen, làm giảm trí tuệ,….

5.  Biện pháp để giảm thiểu tác hại của thuốc lá: Ngừng hút thuốc

-   Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp, nó biểu hiện của việc nghiện ngập.

-   Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về sau.

-   Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.

-   Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát xao mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì phải ngăn chặn kịp thời.

-   Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản thân phải có ý thức cao, chủ động không hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.

III.   Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về tác hại nghiêm trọng của thuốc

-   Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe nên hãy bỏ thuốc ngay từ bây giờ.

-   Hãy bảo vệ chính bạn cũng là bảo vệ những người thân trong gia đình bạn.

 

ĐỀ 2: Thuyết minh tác hại của việc dùng bao bì ni lông.

1.  Mở bài

Bao bì ni lông được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều dùng vì sự tiện lợi của nó mà không hề biết hậu quả mà nó ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sức khoẻ con người.

2.  Thân bài

*  Thực trạng sử dụng bao bì ni lông hiện nay:

-   Sử dụng khắp mọi nơi, trong các khu chợ, quầy tạp hóa, gia đình,...

-   Trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng một triệu túi ni lông được dùng.

-   Lượng rác thải từ túi ni lông thải ra vô cùng lớn, đặc biệt tại hai thành phố lớn tập trung đông dân cư là Hồ Chí Minh, Hà Nội.

*  Tác hại của túi ni lông:(Tham khảo bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

 

- Đối với môi trường:

+ Khả năng phân hủy trong môi trường không cao.

+ Gây ngăn cản sự sinh trưởng của các loài thực vật, hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường của cây trồng.

+ Cỏ cây bị ngăn cản không có khả năng bám chặt vào đất dẫn đến tình trạng gãy đổ, xói mòn đất đai khí mưa lớn lũ về.

+ Lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống.

- Đối với sức khỏe con người:

+ Khói ni lông có chứa chất độc đi-ô-xin gây nên các bệnh về hô hấp như khó thở, ho ra máu và các dị tật cho trẻ.

+ Thức ăn đựng trong túi ni lông có thể bị nhiễm độc, gây ung thư, làm suy giảm hệ miễn dịch con người.

*  Giải pháp:

-   Quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống.

-    Tổ chức các cuộc thi, các cuộc vận động tìm hiểu về tác hại của bao bì ni lông, nâng cao ý thức của mỗi người trong việc sử dụng túi ni lông.

-   Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này.

3.  Kết bài

Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.

 

Đề 3: Kể lại một kỉ niệm với con vật nuôi

I.   Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích

Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú mèo, chú chim ... Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Mít dũng cảm.

II.   Thân bài: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích Từ nhỏ, em đã rất thích nuôi chó, chính thế sinh nhật lúc 7 tuổi mẹ mua

cho em con chó vì em đã có thành tích học tập tốt. Em rất vui. Em đặt tên cho nó là “Mít”, bởi vì nó mũm mĩm như hột mít.

1.  Kết hợp tả ngoại hình vật nuôi:

-   Con chó là giống chó Nhật

-   Nó cao to và khỏe mạnh

-   Nó có bộ lông đen có vài đốm vàng vàng

-   Mắt nó đen long

-   Miệng lúc nào cũng lè lưỡi rất dễ thương

-   Cái đuôi bao giờ cũng ngheo ngẩy

2.  Kỉ niệm với con vật nuôi

-   Một lần em dắt nó đi dạo công viên

-   Tụi em đang ngồi chơi ở bãi cỏ thì nghe tiếng kêu “cướp…. cướp….”

-   Em hốt hoảng đứng dậy xem

-   Không biết tự lúc nào Mít đã lao tới và cắn tên cướp

-   Mọi người vây quanh đánh tên cướp và lấy lại túi xách cho một bà cụ

 

-   Ai cũng trầm trồ con chó này ngoan và giỏi

-   Lúc đó em cảm thấy rất tự hào về Mít

3.  Con chó có những tính cách như thế nào:

-   Ăn rất nhiều

-   Thích đi dạo

-   Nó vừa là người bạn chia ngọt sẻ bùi vừa là người vệ sĩ trung thành của em.

III.   Kết bài:

Mít vẫn sống cùng gia đình em cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là em. Mít tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn! Em hứa sẽ chăm sóc nó tốt hơn.

 

Đề 4: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn

I.   MỞ BÀI

-   Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

-   Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II.   THÂN BÀI

1.  Hoàn cảnh

-   Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

-   Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

2.  Trong giờ kiểm tra

-   Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

-    Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

-   Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

-   Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

-   Còn tôi,tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao?

Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt. - Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh

chừng cô giáo.

-   Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3.  Sự việc kết thúc:

-   Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

-   Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã dám làm dám chịu nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

III.   KẾT BÀI

-   Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

-   Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

 

Đề 5: Người ấy sống mãi trong lòng tôi (Bài viết về mẹ)

I.   Mở bài

-   Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát liên quan đến mẹ.

-   Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là...?

II.   Thân bài

a.  Miêu tả mẹ

- Vóc dáng, ngoại hình:

+ Lớn tuổi: theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.

+ Tóc đã điểm vài sợi bạc: tóc mẹ đã có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.

+ Đôi mắt: vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.

+ Nụ cười: ấm áp, hồn hậu

+ Đôi bàn tay: gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.

+ Vóc người: cân đối.

+ Trang phục: thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.

- Tính cách:

+ Đối với mọi người xung quanh: luôn quan tâm, giúp đỡ.

+ Đối với gia đình: luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.

+ Đối với bản thân: nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.

b.  Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ

-            Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.

-              Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê của bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.

-            Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.

-            Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.

-               Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.

-            Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.

-            Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.

-            Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ cùa mình.

c.  Cảm nhận về mẹ

-            Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.

-            Không gì có thể thay thế cho mẹ.

III.   Kết bài

-     Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.

-      Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ minh nữa.

 

Đề : Tôi thấy mình khôn lớn 1.Mở bài:

-   Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều trải qua những bước ngoặt, đánh dấu sự phát triển về cả thể chất lẫn tâm hồn.

-   Khoảng thời gian tôi nhận thấy mình đã khôn lớn, là khi tôi lên lớp 6.

2. Thân bài:

 

*  Đặc điểm đặc biệt về thể chất

-   Tôi nhớ khi còn đang học lớp 4, tôi chỉ có thể mở được ngăn dưới của tủ lạnh mà không thể với tới ngăn trên. Nhưng giờ tôi đã có thể mở được cả ngăn trên, thậm chí tôi đã cao gần bằng cái tủ lạnh nhà tôi.

-   Mái tóc đã dài đến ngang lưng, đây là điều tôi tự hào nhất bởi với mái tóc dài ấy, tôi thấy mình như điệu đà hơn.

*  Đặc điểm đặc biệt về tâm

-   Tôi bắt đầu có nhiều suy nghĩ hơn về những thứ xung quanh dù đôi khi chỉ là những suy nghĩ vẩn vơ.

-   Tôi đã bắt đầu biết đặt ra cho mình những quy định riêng và tự nhủ phải thực hiện nghiêm chỉnh. Trưởng thành chính là khi con người biết đưa mình vào khuôn khổ, và tôi đã dần làm được điều đó.

-    Tôi bắt đầu có những ước mơ, hoài bão. Khi xem chương trình “Cán cân công lý”, tôi đã thấy yêu và trọng cái nghề bảo vệ công lý: luật sư. Từ đó, dù không nói với ai nhưng tôi luôn nuôi hoài bão được trở thành một luật sư tài giỏi.

*  Kỉ niệm tôi đã khôn lớn

-   Đó là ngày khai trường vào lớp 6, ngày đầu tiên bước chân vào cấp trung học cơ sở, tôi đã tự đi một mình vì hôm đó bà nội tôi ốm nặng, bố mẹ đều phải ở trên viện chăm sóc bà.

-   Nhớ ngày khai giảng vào lớp 1, tôi đã rụt rè, e sợ biết bao nhiêu, chỉ biết bấu lấy mẹ không rời.

-    Hôm đó, tôi đã tự chuẩn bị mọi thứ, từ ăn sáng, mặc quần áo chỉnh tề, đeo khăn đỏ, cột tóc gọn gàng. Trường cách nhà tôi khoảng hơn 1km nên tôi chọn đi xe đạp – chiếc xe nhỏ bố tôi mua tặng dịp sinh nhật lần thứ 10.

-   Đóng cửa cẩn thận, tôi hít một hơi thật sâu sau đó đạp xe đến trường.

-   Cảm xúc của tôi lúc đó vô cùng hào hứng, hồi hộp, đã không còn sợ như hồi còn lớp 1, mà thay vào đó, tôi càng háo hức mong chờ giây phút khai giảng, được đứng dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài Quốc ca, Đội ca.

-   Buổi chiều hôm đó, mẹ tôi về, tôi háo hức kể cho mẹ nghe về buổi sáng khai giảng, về tất cả những gì tôi đã suy nghĩ, cảm nhận được. Mẹ tôi âu yếm ôm tôi vào lòng và nói: “Mẹ xin lỗi vì không thể đi cùng con trong ngày tự trường quan trọng ấy. Nhưng con gái của mẹ thật sự đã khôn lớn rồi!”

-   Câu nói của mẹ làm tôi vô cùng vui sướng, hãnh diện, và tự hào về chính bản thân mình. Cảm giác khôn lớn thật tuyệt.

3 Kết bài:

- Tôi tự nhủ rằng mình sẽ phải trưởng thành hơn nữa, học tập thật tốt để báo đáp công ơn của cha mẹ.

 

Đề 7: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

1.  Mở bài:Giới thiệu về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học:

Trong quãng đời của mỗi con người, có lẽ khoảng thời gian khiến ta đáng nhớ nhất đó là ngày đầu tiên đi học – ngày ta chập chững bước những bước đi đầu tiên của cuộc đời. Tôi cũng vậy, những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học luôn hằn sâu trong tâm trí, không thể nào quên được.

2. Thân bài

*  Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học

-   Chộn rộn, háo hức đến lạ.

 

-   Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sẵn sàng cho ngày mai đi học.

-   Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.

-   Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?

a. Ngày dầu tiên đến trường.

Trên đường đến trường

-    Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.

-   Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức tràn đầy niềm vui.

-   Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm. Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm

- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.

b.Khi tới trường

-    Đứng trước cổng trường: Cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.

-   Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.

-   Bước vào sân trường: Sân trường thật rộng lớn, từng dãy phòng học khang trang, đẹp đẽ khiến tôi thật thích thú.

-   Xếp hàng: Mẹ buông tay tôi và bảo tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự điều động của nhà trường.

-   Cảm xúc của tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sợ mẹ sẽ bỏ mình, bấu víu lấy áo mẹ không rời,...

-   Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.

c. Trong giờ học

-   Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vẫn cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.

-   Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.

-   Phòng học đẹp là vì: Sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.

-   Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.

-   Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.

-   Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!

 

Giờ ra về

-   Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.

-   Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.

-   Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kểmẹ nghe mọi việc.

-   Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.

1.  Kết bài

-   Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.

-   Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.

 

ĐỀ 8: Kể về một việc làm tốt khiến cha mẹ vui lòng

I.     MỞ BÀI

-            Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.

-            Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

II.   THÂN BÀI

1.   Hoàn cảnh

-          Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

-          Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.

-          Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.

-          Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.

-           Tôi quyết định giúp bà lão băng qua đường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.

2.   Giúp bà qua đường

-            Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?

-              Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám qua.

-            Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.

-             Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.

-            Đưa bà lão qua được bên kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

-            Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.

-            Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.

-            Về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.

-            Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

III.   KẾT BÀI

-            Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

-              Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng

 

Đề 9: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện ấy như thế nào?

1.    Mở bài

Hôm nay là một ngày khá là đẹp, mặt trời chiếu những tia nắng xen qua kẽ lá. Tôi đang lụi hụi nấu ăn, còn chồng thì chăm chú ngồi đọc sách. Chợt từ xa, lão Hạc với dáng vẻ buồn bã từ từ tiến lại gần nhà tôi, không biết có chủ ý gì mà lão qua đây. Tò mò tôi ló đầu ra hóng chuyện.

2.  Thân bài:

 

a.   Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của lão Hạc: rất nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo, không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi xa. Lão ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói, lão quyết không bán đi mảnh vườn và ăn vào tiền dành dụm do “bòn vườn”, lão giữ cả lại cho con trai. Nhưng một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Thế là lão Hạc đi đến một quyết định quan trọng.

b.  Thời gian không gian được chứng kiến câu chuyện.

-Vừa gặp ngay đầu cửa, lão nói với chồng tôi là: “Bán rồi”.

-Chồng tôi thắc mắc: “Bán thật rồi à, nó cho bắt à ?”.

- Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng.

-             Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt ngân ngấn nước, đỏ hoe.

-             Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi.

-            “Khốn nạn...ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu”. Lão kể lại.

-           “Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá!”.

Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy.

c.  Miêu cả biểu cảm của ông giáo và tâm trạng của lão Hạ

-    Lão Hạc: nét mặt đau khổ của lão Hạc, nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó, chua chát kết thúc việc bán chó.

-   Ông giáo: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin, thái độ ân cần hỏi han, chia sẻ, an ủi,…đồng cảm với tâm trạng day dứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau của một thân phận khốn khổ kiếp người, tạo niềm lạc quan cho ông bạn già và chính mình bằng cách pha trò, thấu hiểu nhân cách cao đẹp của lão Hạc bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ

d.  Cảm nghĩ của bản thân

-            Tôi thấy thương lão Hạc biết bao!

-          Nhìn lão Hạc, trong lòng tôi chộn rộn biết bao điều. “Không biết cậu Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão " những khi lão nhớ đến con trai, ai sẽ bên cạnh lão khi lão ốm yếu?” Càng nghĩ tôi càng thấy thương lão.

-             Giật mình khi thấy đồng hồ điểm mười hai giờ trưa, tôi phải tiếp tục nấu ăn, còn lão Hạc và chồng tôi vẫn nói chuyện ở gian trên.

-            Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Một con người sống có tình có nghĩa như lão thật đáng trân trọng biết bao.

III. KẾT BÀI

Chứng kiến toàn bộ cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó vối chồng mình đã để lại cho tôi cảm xúc khó tả, giúp tôi thấm thía, cảm nhận được những nỗi đau của lão Hạc cũng như những người nông dân thời xưa phải trải qua, họ phải sống trong tầng lớp nghèo khổ, bị khinh miệt rất đáng thương

 

 

Khách