Đây là phiên bản do Trịnh Long
đóng góp và sửa đổi vào 19 tháng 8 2021 lúc 17:05. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácPHẦN MỘT: TÁC GIẢ
Câu 1: Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại vì:
- Nguyễn Trãi sống ở thời đại có nhiều biến động dữ dội. Cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời của "trai thời loạn". Hơn nữa, ngay từ nhỏ, Nguyễn Trãi đã phải chịu nhiều nỗi mất mát: 5 tuổi, mồ côi mẹ; 10 tuổi, ông ngoại cũng mất; cha bị giặc Minh bắt đưa sang Trung Quốc.
=> Những yếu tố thời đại và gia đình trên đã hun đúc phẩm chất anh hùng trong con người Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và phụng sự Lê Lợi đến ngày cuộc khởi nghĩa toàn thắng.
- Thời bình, Nguyễn Trãi hăm hở tham gia công cuộc xây dựng đất nước nhưng do mâu thuẫn nội bộ, bị nghi oan, không được trọng dụng. Ông lui về ở ẩn.
- Vụ án Lệ Chi Viên khiến Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc là đỉnh điểm của nỗi đau nhân tài không được trọng dụng. Phải tới 20 năm sau ông mới được giải oan.
- Bên cạnh việc tham gia vào công cuộc giữ nước, dựng nước, Nguyễn Trãi cũng là nhà thơ có sự nghiệp văn học đồ sộ.
=> Bởi những yếu tố trên mà có thể khẳng định: Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử vĩ đại của dân tộc.
Câu 2:
Những tác phẩm của Nguyễn Trãi em đã được học trong chương trình THCS:
- Côn Sơn ca: Khúc ca ca ngợi bức tranh thiên nhiên, cảnh trí Côn Sơn, đồng thời bộc lộ tâm thế nhàn tản của trí sĩ ở ẩn.
- Cây chuối: Bài thơ qua cảm hứng về hình tượng cây chuối đã bộc lộ hồn thơ đa tình và kín đáo gửi gắm nỗi lòng của Nguyễn Trãi.
- Cảnh ngày hè: Tình yêu thiên nhiên, tâm thế sống nhà và tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi.
Câu 3:
- Câu thơ trong bài Côn Sơn ca:
"Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn".
Câu thơ bộc lộ tâm thế sống nhàn, thanh thản của Nguyễn Trãi khi về ở ẩn ở Côn Sơn.
- Câu thơ trong bài Cảnh ngày hè:
"Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
Dù vui với cảnh đẹp và cuộc sống nhàn tản nhưng Nguyễn Trãi vẫn đau đáu nghĩ về nước về dân. Tiếng đàn Ngu Cầm gợi ra tiếng đàn của vua Nghiêu vua Thuấn thuở xưa, mong đất nước mãi thái bình, thịnh trị.
Câu 4: Những giá trị cơ bản trong thơ văn Nguyễn Trãi:
Tác phẩm chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,...
Tác phẩm thơ trữ tình: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...
a. Về nội dung:
- Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân là nội dung chủ đạo xuyên suốt áng văn chính luận của Nguyễn Trãi.
- Trong thơ văn trữ tình, Nguyễn Trãi vừa bộc lộ cảm hứng về người anh hùng và con người trần thế.
+ Lý tưởng của người anh hùng là sự hòa quyện giữa nhân nghĩa và yêu nước.
+ Con người trần thế Nguyễn Trãi bộc lộ nỗi đau, tình yêu đối với con người: nỗi đau trước nghịch cảnh éo le của xã hội; nỗi đau trước thối đời đen bạc; tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người; tình bạn; nghĩa vua tôi; tình cha - con,...
b. Về nghệ thuật:
- Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, đạt tới trình độ mẫu mực về đối tượng, bút pháp thích hợp, kết cấu lập luận chặt chẽ.
- Thơ trữ tình:
+ Sáng tác chữ Hán: bộc lộ sự uyên bác và vận dụng các niêm luật thơ cổ chặt chẽ. Hình ảnh thơ thường gắn với lí tưởng và hình tượng người quân tử: tùng, cúc, trúc, mai. ...
+ Sáng tác chữ Nôm: bộc lộ sự khai sáng văn học tiếng việt, nhiều tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi góp phần làm cho tiếng việt trở thành ngôn ngữ dân tộc giàu và đẹp. Ngoài ra ông cũng sử dụng những hình ảnh bình dị, quen thuộc gần gũi: bè rau muống, lảnh mùng tơi, cây chuối,... làm chất liệu sáng tác văn chương.