Đây là phiên bản do Đức Minh
đóng góp và sửa đổi vào 2 tháng 8 2021 lúc 16:39. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácO Hen – ri
I. Đọc - Chú thích
1. Đọc
* Tóm tắt cốt truyện
Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, trẻ tuổi, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá thường xuân cuối cùng rông xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩa điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rông đó làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cụ hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn- xi đó từ cõi chết trở về. Vài ngày sau, khi Giôn-xi đã khoẻ, Xiu cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men.
2. Chú thích
a.Tác giả: O. Hen-ri (1862-1910) là nhà văn hiện thực nước Mĩ chuyên viết truyện ngắn
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng, mang tính nhân đạo sâu sắc
b. Tác phẩm: là phần cuối truyện
II.Đọc-Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu khái quát
- Thể loại: tiểu thuyết
- PTBĐ: Tự sự
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Trình tự kể: theo trình tự diễn biến các sự việc
- Nhân vật trung tâm: Giôn xi
- Bố cục : 3 phần
+ Phần 1 : “Khi hai người... tảng đá” : Những lo lắng của cụ Bơ-men và Xiu
+ Phần 2 : Từ “Sáng hôm sau... thế thôi” : Giôn-xi đó qua cơn nguy hiểm
+ Phần 3 : Đoạn còn lại : Xiu kể cho Giôn-xi về cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men
2. Tìm hiểu chi tiết
a.Nhân vật Giôn xi
* Cảnh ngộ
- Là hoạ sĩ nghèo còn trẻ, bị bệnh sưng phổi.
- Bệnh tật và nghèo túng khiến cụ tuyệt vọng không muốn sống
- Suy nghĩ: khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng lìa đời
-> chán nản, buông xuôi trước số phận, mất hết nghị lực sống, làm cho bệnh tình ngày càng nguy kịch (tinh thần suy sụp - bệnh càng nặng hơn, hi vọng sống càng mỏng manh, tính mạng bị đe doạ thêm), sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với cuộc đời cứ láng dần.
=>Là một cô gái yếu đuối, tuyệt vọng, đáng thương.
*Khi phát hiện thấy chiếc lá vẫn còn trụ bám kiên cường:
- Thái độ ngạc nhiên: Ô kìa!
- Nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, gọi Xiu và nói: Em thật là .... xem chị nấu nướng; Chị Xiu ơi…vịnh Na-pơ
+ Cô thấy muốn chết là một tội lỗi...
+ Muốn ăn tí cháo, chút sữa pha rượu vang đỏ...
+ Hy vọng ngày nào đó vẽ được vịnh Naplơ
=> Vui vẻ, lạc quan, nhu cầu sống, tình yêu bạn, yêu nghệ thuật hội hoạ đó trở lại với Giôn-xi
-> Tâm trạng hồi sinh
-> Lấy lại nghị lực sống, vượt qua cái chết
+ Sự tận tình của bác sĩ
+ Sự quan tâm, chăm sóc tận tình, chu đáo, đầy yêu thương của Xiu
+ Sâu xa, chủ yếu nhất: Giôn-xi cảm nhận được sức sống mãnh liệt, khâm phục sự gan góc, chống chọi kiên cường trước thiên nhiên khắc nghiệt, bám láy cuộc sống của chiếc lá. Chiếc lá mong manh ấy chứa đựng cả một sức sống kì diệu. Nó đối lập với sự yếu đuối, tuyệt vọng, buông xuôi của cô. Chiếc lá đó khơi dậy niềm tin, quyết tâm sống.
+ Do chính Giôn-xi: khát vọng tình yêu cuộc sống trong cô như đám tro tàn bị vùi dập bởi cuộc sống nghèo khó, căn bệnh hiểm nghèo, song trong sâu thẳm tâm hồn cô ngọn lửa của lòng khao khát sống vẫn âm ỉ chảy, vì vậy khi chứng kiến sự bám trụ kiên cường của chiếc lá mỏng manh, nó đã trào dâng mãnh liệt.
-> Người ta có thể chữa khỏi bệnh bằng nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự đấu tranh để chiến thắng bệnh tật, con người sống cần phải có nghị lực
-> cần có nghị lực, ý chí, niềm tin trong cuộc sống
- Sợ sệt nhìn những chiếc lá thường xuân thi nhau rụng (lo sợ nhìn vài chiếc lá thường xuân ít ái còn bám lại trên tường).
- Lời nói : “Em thân yêu... hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì ở đây?”
- Hành động : ôm lấy Giôn-xi, chăm sóc, động viên Giôn-xi... “Em thân yêu ... con chuột bạch của chị ...”
-> thương yêu bạn, sống nhân hậu, tình nghĩa.
->Tình cảm như chị em ruột thịt, cao cả thiêng liêng.
- Giôn xi biết rõ sự thật khi đó khỏi bệnh, được Xiu kể cho nghe về cái chết của cô Bơ men
- Để Xiu kể lại chuyện cái chết của cô Bơ men truyện sẽ tự nhiên, hấp dẫn và bất ngờ, béc lộ rõ phẩm chất của Xiu: khâm phục, nhớ tiếc cô Bơ men và hết lòng với bạn.
- Nếu Xiu biết được ý định của cô Bơ-men thì truyện sẽ kém hay đi vì Xiu không bị bất ngờ và không thể thấy rõ tâm trạng lo lắng, thấm đượm tình người của cô.
3. Nhân vật cụ Bơ-men
- Là hoạ sĩ nghèo làm nghệ thuật, đó 40 năm mơ ước vẽ được kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
- Thường ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ để kiếm tiền.
-> Là một hoạ sĩ chưa thành công trong nghệ thuật
- Nghe lời kể của Xiu: Sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn những chiếc lá thi nhau rụng xuống, không nói năng gì..
-> thương và lo lắng cho Giôn xi
- Vẽ chiếc lá lên tường thay cho chiếc lá cuối cùng đó bị rụng trong đêm mưa tuyết - là một kiệt tác.
* Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:
+ Nó giống y như chiếc lá thật (giống đến nỗi cả Xiu và Giôn-xi đều không nhận ra)
+ Nó được vẽ trong một hoàn cảnh, một điều kiện hết sức đặc biệt:vẽ âm thầm trong đêm tối, mưa gió, giá rét.
+ Nó được vẽ bằng tình yêu thương bao la, tấm lòng và sự hy sinh cao thượng của cô Bơ men, đem lại sự hồi sinh cho Giôn xi.
Kết thúc như thế là vừa đủ. truyện sẽ có dư âm, để lai trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và dự đoán. Nếu để cho chúng ta biết cô thể những suy nghĩ, hành động của Giôn-xi khi nghe Xiu kể lại cái chết và việc làm cao cả của cô Bơ-men thì truyện sẽ kém hay.
- Tình huống đảo ngược lần thứ nhất: Lúc đầu, Giôn-xi cứ như ngày một tiến dần đến cái chết khiến độc giả thương cảm, lo lắng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc, Giôn-xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thóat khỏi cơn nguy hiểm khiến cho Xiu và độc giả bất ngờ và thở phào nhẹ nhõm.
- Tình huống đảo ngược lần thứ hai :Cô Bơ-men đang khoẻ mạnh, không ai ngờ khi câu chuyện gần kết thúc cô lại chết, làm cho người đọc bất ngờ không kém lần thứ nhất.
-> Cả hai lần đảo ngược tình huống này tuy trái chiều nhau nhưng không tách rời nhau mà liên quan với nhau (đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng): Giôn-xi bị bệng sưng phổi, gắn cuộc sống với chiếc lá cuối cùng; cô Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết do đó bị chết vì bệnh sưng phổi.
* Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”: Khẳng định giá trị chân chính của nghệ thuật.
Chiếc lá cô Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông, bét màu mà nó được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng. Kiệt tác của cô Bơ men là sự tổng hoà hơn 40 năm cầm bútcủa cái tâm, cái tài, điều đó khiến cho tác phẩm của cô trở thành bất tử.
III. Ghi nhớ
1. Nghệ thuật
+ Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
+ Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nờn sức hấp dẫn cho thiên truyện
2. Nội dung:
+ Ca ngợi tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.
+ Nghệ thuật chân chính là NT vì sự sống con người
3. Ý nghĩa:
Là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó thể hiện quan niệm về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.