Buổi chiều ra đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
2 coin

I. Giới thiệu chung:

- Tác giả: Trần Nhân Tông (1258 - 1308): con trưởng của vua Trần Thánh Tông, là vị vua yêu nước, anh hùng, nhân ái, đã cùng với vua cha lãnh đạo 2 cuộc chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên vẻ vang. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử (Quảng Ninh) và sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngoài ra, Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, nhà thơ lớn của lịch sử nước ta.
- Tác phẩm: bài thơ được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường ( Nam Định ngày nay )

- Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt:

+ 4 câu, mỗi câu 7 tiếng.

+ Gieo vần ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4 

II. Đọc-hiểu văn bản:

1. Hai câu đầu:

- Khung cảnh miền quê buổi chiều tà
- Thôn trước, thôn sau dần mờ dưới ánh hoàng hôn khiến phong cảnh xung quanh " nửa như có, nửa như không "
=> Không gian miền quê không những đẹp đẽ mà còn yên bình, thanh tĩnh.

2. Hai câu sau:

- Hoạt động:
+ Trẻ dắt trâu về nhà
+ Những cánh cò dần hạ cánh xuống đồng
=> Không gian rộng lớn, yên ả, trong lành. Tuy yên tĩnh nhưng không quạnh hiu, luôn có hình ảnh của con người và sinh vật xung quánh.

III. Tổng kết

*Ghi nhớ: Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ, chứng tỏ tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã 

Khách