Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácỨng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi là lợi dụng hoạt động của nấm men và các loại vi sinh vật có ích.
Do thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào vi sinh vật là prôtêin nên sự có mặt của chúng làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn.
Nguyên liệu thức ăn và các điều kiện về thời gian, độ ẩm thich hợp là môi trường vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối nhân nhanh.
Quá trình hành động của vi sinh vật còn sinh ra các chất khác như: vitamin, axit amin, các hoạt chất sinh học, làm tăng gía trị dinh dưỡng của thức ăn.
VD: ủ lên men thức ăn nhờ vi sinh vật như nấm men, vi khuẩn...
Tác dụng:
Bảo quản thức ăn tốt hơn
Bổ sung làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Nguyên lí:
Cấy nấm men hay vi khẩn có giá trị dinh dưỡng thấp.
Ủ hay lên men thức ăn.
Thu được thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
Ví dụ: chế biến bột sắn nghèo prôtêin thành bột sắn giàu prôtêin.
Kết quả: hàm lượng prôtêin trong bột sắn được nâng lên từ 1,7% lên 35%.
Sơ đồ nguyên lý chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh vật
Nguyên liệu: dầu mỏ, paraphin, phế liệu nhà máy đường...
Điều kiện sản xuất: nhiệt độ, không khí,độ ẩm... để vi sinh vật phát triển thuận lợi trên nguồn nguyên liệu, các chủng vi sinh vật đặc thù với từng loại nguyên liệu
Sản phẩm: thức ăn giàu prôtêin và vitamin
Ví dụ : Quy trình chế biến bột sắn giàu Protein
Lợi ích: tạo nguồn thức ăn giàu prôtêin từ các nguyên liệu nghèo chất dinh dưỡng và rẻ tiền
Quy trình:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu (phế liệu công nghiệp, nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm).
Bước 2: Cấy chủng vi sinh vật đặc thù.
Bước 3: Ủ hay lên men.
Bước 4: Tách lọc, tinh chế.
Bước 5: Thu thức ăn giàu dinh dưỡng.
Trình bày quá trình ủ men rượu với các loại thức ăn giàu tinh bột?
Giã nhỏ bánh men rượu, trộn đều với thức ăn
Vẩy nước vào cho bột đủ ẩm
Cho vào vại, thúng đậy kín để nơi ấm, kín gió
Ủ cho lên men rượu sau 20 -24 h kiểm tra thấy thức ăn có mùi thơm, ấm lên
Lấy thức ăn hoà với nước cho lợn ăn sống
Lần 2 dùng 30% thức ăn đã ủ trộn với thức ăn mới rồi ủ tiếp, Sau 1 tuần thay men mới.
Nêu nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh và trình bày quy trình công nghệ chế biến bột sắn nghèo protein thành bột sắn giàu protein.
Nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh: dùng một số chủng vi sinh vât (nấm, vi khuẩn) có lợi nhất đinh, cho chúng phát triển thuân lợi trong thức ăn giàu tinh bột để tăng nhanh số lượng. Khi dùng thức ăn này ngoài chất dinh dưỡng thức ăn cộng thêm dinh dưỡng do vi sinh vât tạo ra và prôtêin của vi sinh vât. Đây là nguồn cung cấp prôtêin vi sinh vât quan trọng cho vât nuôi.
Cần ủ để bột sắn lên men vì:
Trong môi trường nhiều tinh bột nấm men phát triển và sinh sản rất nhanh chóng làm cho số lượng nấm, men tăng lên rất nhanh. Thành phần cấu tạo chủ yếu của vi sinh vật là prôtêin, ngoài ra vi sinh vật còn sản sinh ra các axit amin, vitamin và enzim có hoạt tính sinh học cao.
Khi vât nuôi ăn thức ăn lên men, đã tiêu hóa thức ăn cộng với một số lượng vi sinh vât khổng lồ bổ sung thêm nguồn prôtêin hoàn hảo từ vi sinh vât và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vây thức ăn tinh bột được biến thành thức ăn giàu prôtêin, chất lượng biến đổi rõ rệt.
Sau khi học xong bài Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi
Biết được nguyên lí của việc chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh vật
Biết mô tả được quy trình sản xuất thức ăn giàu Protein và vitamin từ vi sinh vật
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (18 tháng 4 2021 lúc 12:39) | 0 lượt thích |