Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Cuối TK XVIII, nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ, với nhiều hình thức phong phú như: ca dao, tục ngữ, truyện thơ dài,...
- Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du. Tác phầm này phản ánh những bất công và độc ác trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân.
- Ngoài ra, thời kì này còn xuất hiện những tác giả nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,...
- Nội dung các tác phẩm phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
@1591438@
- Văn nghệ dân gian: phát triển, nghệ thuật sân khấu, chèo, tuồng, hát lí, hát dặm ở miền xuôi, hát lượn, hát xoan ở miền núi.
- Tranh dân gian: xuất hiện, mang đậm tính dân tộc như tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo,... nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Kiến trúc: chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội)...
- Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa. Đặc biệt là 18 pho tượng chùa Tây Phương với những phong cách, sắc thái khác nhau.
Lĩnh vực | Thành tựu |
Giáo dục, thi cử | - Thời Tây Sơn: ban hành "chiếu lập học" - Nhà Nguyễn: Quốc Tử Giám được đặt ở Huế, thành lập "Tứ dịch quán" năm 1836 để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm) |
Sử học | - Tác phẩm: bộ "Đại Việt sử kí tiền biên", "Đại Nam thực lục", "Đại Nam liệt truyện" - Tác giả tiêu biểu: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú |
Địa lí | "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, "Nhất thống dư địa chí" của Lê Quang Định |
Y học | Bộ sách "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" của Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) |
Kĩ thuật | - Kĩ thuật làm đồng hồ, kính thiên lý - Chế tạo máy xẻ gỗ, tàu thủy chạy bằng hơi nước |