Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 18 tháng 4 2021 lúc 13:33. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBài 16
THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TT)
I. Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỷ I đến đầu thế kỷ X).
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến thế kỷ X.
Thời gian | Tên cuộc khởi nghĩa |
40 | Hai Bà Trưng |
100, 137, 144 | Nhân dân Nhật Nam |
157 | Nhân dân Cửu Cân |
178, 190 | Nhân dân Giao Chỉ |
248 | Bà Triệu |
542 | Lý Bí |
687 | Lý Tự Tiên |
722 | Mai Thúc Loan |
776 – 791 | Phùng Hưng |
905 | Khúc Thừa Dụ |
938 | Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng |
- Trong suốt 1.000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp rộng lớn nhiều cuộc nhân dân cả 3 quận tham gia.
- Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
2. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Kẻ thù | Địa bàn | Tóm tắt diễn biến | Ý nghĩa |
Hai Bà Trưng | 3/40 | Nhà Đông Hán | Hát Môn Mê Linh, Cổ Loa, Thủy Lâu | - Tháng 3/40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng chiếm được Cổ Loa buộc Thái thú Tô Định trốn về nước. Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ. - Năm 42, nhà Hán đưa hai vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, Hai Bà Trưng hy sinh. | - Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc. - Khẳng định khả năng vai trò của phụ nữ trong đấu tranh chống ngoại xâm. |
Lý Bí | 542 | Nhà Lương | Long Biên Tô Lịch | - Năm 542, Lý Bí liên kết hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta khởi nghĩa lật đổ chế độ đô hộ. - Năm 544, Lý Bí lên ngôi lập nước Vạn Xuân. - Năm 542, nhà Lương đem quân xâm lược, Lý Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến. - Năm 550, Triệu Quang Phục lên ngôi vua. - Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi. -Năm 603, nhà Tùy xâm lược nước Vạn Xuân thất bại. | - Giành được độc lập tự chủ sau 500 năm đấu tranh bền bỉ. - Khẳng định được sự trưởng thành của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc. |
Khúc Thừa Dụ | 905 | Nhà Đường | Tống Bình | - Năm 905, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình, giành quyền tự chủ (xưng Tiết độ sứ). - Năm 907, Khúc Hạo xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. | - Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập tự chủ. - Đánh dấu căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc. |
Ngô Quyền | 938 | Nam Hán | Bạch Đằng | - Năm 938, nhà Nam hán xâm lược nước ta. Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán. | - Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước. - Kết thúc vĩnh viễn 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. |
Câu hỏi ôn tập:
Câu hỏi tự luận
Câu 1. Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc?
Câu 2. Hãy nêu những nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?
Câu 3. Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
Câu 4. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Câu 5. Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc?
Câu 6. Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc?
Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc từ năm
A. 179 TCN
B. 208 TCN
C. 111 TCN
D. 179
2. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là
A. Giao Chỉ và Cửu Chân
B. Cửu Chân và Nhật Nam
C. Nhật Nam và Giao Chỉ
D. Giao Chỉ và Tỉ Ảnh
3. Nhà Hán chia nước ta làm mấy quận và sáp nhập vào lãnh thổ nào?
A. Ba quận – bộ Giao Chỉ
B. Hai quận – nước Nam Việt
C. Ba quận – bộ Cửu Chân
D. Hai quận – bộ Nhật Nam
4. Triều đại nào ở Trung Quốc đã thực hiện chính sách tăng cường kiểm soát cử quan cai trị tới cấp huyện?
A. Nhà Triệu
B. Nhà Hán
C. Nhà Ngô
D. Nhà Đường
5. Ý nào không phản ánh đúng về việc tổ chức bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ phương Bắc ở nước ta?
A. Chia nước ta thành quận (hoặc châu)
B. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của phong kiến Trung Quốc
C. Xóa bỏ tất cả các đơn vị hành chính của người Việt
D. Tăng cường kiểm soát, của quan lại cai trị tới cấp huyện
6. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc
7. Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nhất quán nào?
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi
C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra
D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ
8. Ý nào không phản ánh đúng mục đích của chính sách độc quyền về sắt của chính quyền đô hộ phương Bắc
A. Ở nước ta không có sẵn nguyên liệu này
B. Nhằm quản lí chặt chẽ nguồn tài nguyên
C. Nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu
D. Nhằm ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta
9. Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta
A. Đạo Phật được coi là quốc giáo
B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta
C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán
D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt
10. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta