Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Phần lớn ruộng đất thời Lý được chia cho nông dân canh tác và nộp thuế cho nhà nước.
- Tiến hành khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt.
- Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.
- Hàng năm, vua Lý làm lễ tế thần Nông, lễ cày tịch điền.
-> Nhờ vậy, nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
a. Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp trong dân gian được phát triển như trồng dâu, nuôi tầm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng.
- Những công trình nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...
b. Thương nghiệp
- Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước.
- Buôn bán tấp nập ở biên giới Lý - Tống, bến Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán sầm uất.
- Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ.
- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán. Trong đó, nông dân là lực lượng lao động chính, đinh nam nhận ruộng công là nông dân thường; nông dân nghèo nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ trở thành nông dân tá điền.
- Tầng lớp nô tì: phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan.
a. Giáo dục
- Năm 1070 lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử và dạy các con vua.
- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.
- Năm 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học, trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
b. Văn hóa
- Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền.
- Kiến trúc và điêu khắc phát triển: chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên, chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh)...
- Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.
- Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: văn hoá Thăng Long.