Xem chi tiết
DH
24 tháng 12 lúc 11:01

Em đăng kí nhận giải thưởng thành viên đạt giải của HTGD chất lượng cao olm tháng 12 ạ!

Bình luận (1)
NT
24 tháng 12 lúc 11:04

Em đăng kí nhận giải thưởng "Ứng dụng to lớn của định lý Ta-lét trong cuộc sống"

Bình luận (4)
DH
24 tháng 12 lúc 11:07

Em đăng kí nhận thưởng bằng thẻ cào thay vì tiền mặt và gp ạ!

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
NT
23 tháng 12 lúc 1:32

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ: Chiến thắng này chấm dứt hoàn toàn sự can thiệp của Mỹ, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Thống nhất đất nước: Chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền Nam - Bắc, đánh dấu sự kết thúc hơn 20 năm chia cắt do chiến tranh.

Mở ra kỷ nguyên mới: Thắng lợi này mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tác động quốc tế: Chiến thắng này gây tiếng vang lớn trên thế giới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước bị áp bức.

Bình luận (1)
KN
23 tháng 12 lúc 14:07

Ý nghĩa lịch sử to lớn của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975:

Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

Chiến dịch Hồ Chí Minh là trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, kết thúc 21 năm đấu tranh gian khổ chống lại sự can thiệp của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, mang lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc.

Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước:

Chiến thắng ngày 30/4/1975 đánh dấu việc giải phóng miền Nam, xóa bỏ hoàn toàn chế độ thực dân mới và chính quyền tay sai ở miền Nam.Đây là mốc son chói lọi, mở ra kỷ nguyên mới cho Việt Nam: kỷ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế:

Thắng lợi này là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.Nó còn cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước thuộc địa đang đấu tranh giành độc lập.

Thắng lợi của nghệ thuật quân sự Việt Nam:

Chiến dịch Hồ Chí Minh thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, với cách tổ chức và chỉ huy chiến dịch khoa học, linh hoạt.Đây là chiến thắng mang tính quyết định, chứng minh khả năng chiến đấu vượt trội của quân đội và nhân dân Việt Nam trước đối thủ mạnh và hiện đại hơn.

Ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc:

Chiến dịch Hồ Chí Minh là kết quả của ý chí đoàn kết toàn dân tộc, sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đây là sự khẳng định mạnh mẽ rằng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do,” tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam luôn chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Chiến dịch Hồ Chí Minh không chỉ là chiến thắng quân sự mà còn mang giá trị lịch sử và chính trị sâu sắc, để lại bài học lớn về sự đoàn kết, tự lực tự cường và lòng yêu nước của dân tộc.

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Ẩn danh
Xem chi tiết
H24
9 tháng 12 lúc 1:45

Đáp án A

- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của nhân dân Việt Nam đã đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ngồi vào bàn, kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.

- Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán, kí hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Với ý nghĩa đó, cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 mang tầm vóc lịch sử tương tự trận Điện Biên Phủ năm 1954 nên được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.

 

Bình luận (0)
TY
9 tháng 12 lúc 1:46

Đáp án A

- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của nhân dân Việt Nam đã đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ngồi vào bàn, kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.

- Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán, kí hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Với ý nghĩa đó, cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 mang tầm vóc lịch sử tương tự trận Điện Biên Phủ năm 1954 nên được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”

Bình luận (0)
TQ
Xem chi tiết
NT
14 tháng 11 lúc 15:56

Bởi vì Pháp đã liên tục thất bại ở các kế hoạch trước đó rồi, và Pháp đang muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự, bởi họ cũng đã sa lầy ở Đông Dương quá lâu rồi, bên cạnh đó họ muốn có lợi thế ở bàn đàm phán ở Geneve

Bình luận (0)
A3
18 tháng 11 lúc 18:19

- Kế hoạch Navarre được thiết lập để tạo ra một chiến lược mới nhằm khôi phục thế chủ động cho quân Pháp.

-Kế hoạch Navarre không chỉ tập trung vào việc phòng thủ mà còn nhắm đến việc tấn công các căn cứ của Việt Minh. Nó bao gồm việc tăng cường lực lượng quân đội và cải thiện các chiến thuật tác chiến, với hy vọng có thể tiêu diệt hoặc làm suy yếu sức mạnh của đối phương.
Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
Ẩn danh
Xem chi tiết
NN
21 tháng 8 lúc 20:26

D

Bình luận (0)
H24
26 tháng 8 lúc 9:43

A.

 Giải thích : Trong một thế giới đa cực, không chỉ có một quốc gia duy nhất giữ vai trò thống trị mà có nhiều cường quốc cùng chia sẻ quyền lực. Điều này đòi hỏi Mỹ phải cân nhắc và điều chỉnh quyền lực của mình, chia sẻ trách nhiệm và hợp tác với các quốc gia khác để duy trì sự ổn định toàn cầu.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 8 lúc 14:54

Câu 2 : Hiện nay, xu thế đa cực của thế giới đang ở trong trạng thái nào?

A. Mỹ phải xem xét trao quyền lực thêm cho nhiều “người chơi” khác trong đời sống chính trị thế giới.

=> Xu thế đa cực là xu hướng thế giới không còn chỉ xoay quanh một hoặc hai siêu cường, mà có nhiều trung tâm quyền lực cùng tồn tại và cạnh tranh ảnh hưởng lẫn nhau. Hiện nay, xu thế đa cực đang ngày càng rõ nét được thể hiện qua sự trỗi dậy của nhiều cường quốc mới như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil,... Các quốc gia này đang ngày càng có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn trên trường quốc tế, đòi hỏi Mỹ phải điều chỉnh chính sách và chia sẻ quyền lực với các "người chơi" khác.

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
H24
21 tháng 8 lúc 20:57

A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,… của các nước lớn.

-Lý do: Sự hình thành một trật tự thế giới đa cực thường bắt đầu với việc nhiều cường quốc lớn nổi lên với sức mạnh tương đối ngang nhau, làm cho thế giới không còn bị chi phối bởi một hoặc hai siêu cường duy nhất.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 8 lúc 14:55

Câu 1 :Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là:

A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.

=> Xu thế đa cực là xu hướng thế giới không còn chỉ xoay quanh một hoặc hai siêu cường, mà có nhiều trung tâm quyền lực cùng tồn tại và cạnh tranh ảnh hưởng lẫn nhau. Biểu hiện đầu tiên của xu thế này chính là sự trỗi dậy của các cường quốc mới, bên cạnh các cường quốc truyền thống. Những cường quốc này không chỉ phát triển về kinh tế mà còn tăng cường sức mạnh trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và đối ngoại, tạo nên sự đa dạng và cân bằng hơn trong hệ thống quốc tế.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
CT
27 tháng 6 lúc 15:50

Vai trò của Đảng trong việc chớp thời cơ thể hiện qua các mốc sau: 

- Tháng 5/1941, nhận thấy tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, BCH Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ Tám, đánh dấu bước chuyển biến trong chỉ đạo chiến lược: xác định nhiệm vụ trước mắt, kẻ thù trước mắt cùng các vấn đề khác như hình thức khởi nghĩa, hình thức nhà nước...

Hội nghị đã xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của các mạng Đông Dương, không biết chớp thời cơ thì vạn năm cũng không đòi lại được. “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được”.

- Từ năm 1941 - 1945: Đảng ra sức chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 

- 21 giờ 30 phút ngày 9-3-1945, Nhật đồng loạt tấn công Pháp trên toàn Đông Dương. Ngày 10-3, quân Pháp đầu hàng Nhật. Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã họp ở Đình Bảng. Hội nghị đã đưa ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

- Ngày 14, 15 - 8 - 1945: Hội nghị Toàn quốc họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa. 

=> Đảng đã xác định chính xác thời cơ và chớp thời cơ kịp thời, đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Bình luận (0)
VH
13 tháng 7 lúc 23:07

$-$ Xác định đúng thời cơ:

$+$ Nhận diện bối cảnh quốc tế, khu vực thuận lợi cho cách mạng.

$+$ Nắm bắt thời cơ Nhật đầu hàng, Pháp suy yếu, mâu thuẫn Nhật - Pháp.

$+$ Đánh giá chính xác tiềm lực quân sự của kẻ thù, khả năng của nhân dân ta.

$-$ Chuẩn bị chu đáo cho khởi nghĩa:

$+$ Huy động toàn dân tham gia Mặt trận Việt Minh, tập hợp lực lượng vũ trang.

$+$ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chính trị, tinh thần đoàn kết cho nhân dân.

$+$ Chuẩn bị về cán bộ, vũ khí, kế hoạch, tổ chức lực lượng cho khởi nghĩa.

$-$ Lãnh đạo khởi nghĩa kịp thời, sáng tạo:

$+$ Ban bố "Tuyên ngôn độc lập", kêu gọi toàn dân khởi nghĩa.

$+$ Chỉ đạo thành công các mũi tiến công vũ trang, giành chính quyền.

$+$ Đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của nhân dân, kịp thời nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

$-$ Khắc phục khó khăn, giữ vững thành quả:

$+$ Đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, Mỹ.

$+$ Tổ chức và lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ chính quyền cách mạng.

$+$ Củng cố khối đoàn kết dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới.

`=>` Vai trò lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng là yếu tố then chốt dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NT

Hoạt động làm cho phong trào công nhân phát triển là truyền bá tư tưởng Mac-Lenin vào Việt Nam 

Bình luận (0)
CT
5 tháng 4 lúc 22:57

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương "vô sản hoá" tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân từ đó ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. 

Bình luận (0)
LL
8 tháng 5 lúc 18:12

 

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Hội Thanh niên) có nhiều hoạt động quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào công nhân, bao gồm:

Tổ chức Hội thảo và Hội nghị: Hội Thanh niên thường tổ chức các sự kiện như hội thảo, hội nghị để thảo luận về các vấn đề quan trọng liên quan đến công nhân, như điều kiện lao động, lương thưởng, quyền lợi lao động, và cách tăng cường hiểu biết và tự giác của công nhân.

Hoạt động Tuyên truyền và Giáo dục: Hội Thanh niên thường tiến hành các hoạt động tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức của công nhân về quyền lợi và nghĩa vụ của họ, cũng như để khuyến khích sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng và xã hội.

Tổ chức hoạt động Văn hóa và Thể dục: Hội Thanh niên thường tổ chức các hoạt động văn hóa và thể dục như hội chợ, buổi biểu diễn nghệ thuật, giải đấu thể thao để tạo ra không khí tích cực, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tinh thần làm việc của công nhân.

Hỗ trợ và Phát triển Kỹ năng: Hội Thanh niên thường hỗ trợ công nhân trong việc phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ học vấn qua việc tổ chức các lớp học, khóa đào tạo, và chương trình hỗ trợ học bổng.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
CT
20 tháng 5 lúc 17:15

Ngày 16 tháng Chạp năm Đinh Mùi (1427), Vương Thông xin tuyên thệ rút hết quân về nước. Bình Định Vương Lê Lợi cho cất 500 chiếc thuyền, sắm trâu rượu, trướng vẽ để tặng viên tướng nước láng giềng. 
Sự kiện hội thề Đông Quan đã đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi hoàn toàn quân Minh. 
Việc tổ chức hội thề để kết thúc chiến tranh đã giảm bớt sự hi sinh xương máu cho cả hai bên tham chiến, thể hiện lòng nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
Hội thề Đông Quan là một biện pháp đấu tranh ngoại giao khéo léo, giữ sự hoà hảo trong quan hệ Đại Việt - Minh. 
Hội thề Đông Quan thể hiện tư tưởng giữ "nền hoà bình muôn đời" của dân tộc Việt Nam, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho đấu tranh ngoại giao Việt Nam sau này. 

Bình luận (0)