1. Đồ vật trong gia đình : Phích nước
Sau đây là dàn bài cho bạn tham khảo:
I, MỞ BÀI
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về chiếc phích nước của lớp 8.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc, xuất xứ của chiếc phích nước
- Chiếc phích nước đầu tiên ra đời vào năm 1892 bởi nhà vật lý học Sir James Dewar nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận không được bảo quản và khó có thể làm vệ sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chính vì vậy để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và bên ngoài bên ngoài.
=> Từ đó, chiếc phích nước đầu tiên ra đời. Lúc đầu nó là một dụng cụ để cách ly nhiệt trong phòng thí nghiệm sau đó trở nên phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay.
* Hình dáng, các bộ phận của chiếc phích nước
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích và rất nhiều những hãng sản xuất khác nhau nhưng phổ biến và thông dụng nhất vẫn là phích nước Rạng Đông. Các loại phích có rất nhiều mẫu mã, kích thước, hình dáng khác nhau, phong phú đa dạng vậy nhưng cấu tạo lại giống nhau. Chiếc phích được chia làm hai phần gồm vỏ và ruột bên trong.
- Vỏ phích:
+ Phần vỏ ngoài: Thường có hình trụ, chiều cao hoặc độ dài phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của phích. Chất liệu để làm vỏ phích thường rất đa dạng, ngoài được làm bằng nhựa cứng, inox, sắt hoặc kim loại thì vỏ của một số loại phích còn được làm bằng mây, cói. Hiện nay mọi người thường thích dùng loại phích inox hơn là những loại phích làm bằng mây và cói. Trên vỏ phích thường được trang trí những hoa văn trang nhã, tinh tế và hài hòa. Ngoài ra trên đó còn có ghi rất rõ tên hãng sản xuất và dung tích của phích.
+ Nắp phích:Phần nắp phích cũng được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bên trong có phần ren để xoáy vào cổ phích. Ngoài ra nắp phích còn có thể được làm bằng gỗ nhẹ có tác dụng giữ nhiệt và đảm bảo cho nước không sánh ra ngoài.
+ Tay cầm: Trên vỏ phích có hai quai xách rất tiện lợi và xinh xắn. Một chiếc quai nằm cố định ở phần thân giữa để rót nước vào chén. Một chiếc quai nữa được làm ở phần đầu phích để xách, di chuyển phích được dễ dàng hơn.
- Ruột phích: Cấu tạo của ruột phích gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt.
* Công dụng phích nước
- Chiếc phích tuy nhỏ nhưng có công dụng lớn trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Mùa đông giá lạnh mà có ấm nước nóng để pha trà thì tuyệt biết bao.
- Một chiếc phích tốt có thể giữ nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng hai ngày. Ngoài ra, phích nước còn có thể đựng nước nóng mang đi xa khi cần thiết.
* Cách chọn và bảo quản phích nước
- Cách chọn: Khi mua phích cần phải chọn lựa kĩ lưỡng để tránh bị vỡ núm, nếu bị vỡ thì sẽ không còn khả năng giữ ấm.
- Cách sử dụng: Đối với những chiếc phích mới mua về, ta không nên trực tiếp đổ nước nóng vào mà nên đổ nước ấm vào trước khoảng ba mươi phút sau đó đổ đi rồi mới đổ nước nóng vào dùng. Nếu ruột phích bị nứt vỡ thì chúng ta phải lưu ý tránh để nước tiếp xúc với lớp bạc. Khi dùng nên để ở nơi an toàn tránh xa tầm tay trẻ em.
III, KẾT BÀI
- Nêu cảm nghĩ và tình cảm của bản thân về chiếc phích nước, khẳng định vai trò của nó trong đời sống con người.
2. Thuyết minh về thể loại Phú
Bạn tham khảo bài sau:
Phú là một thể loại văn chương cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong quá trình du nhập và phát triển, thể loại văn học này đã có nhiều sự biến đổi và phát triển. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn Việt Nam thời kì này sử dụng Phú đã sáng tác nên những tác phẩm kiệt xuất.
Phú là thể loại văn vần, có từ thời nhà Hán nhưng thể phú được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam có nguồn gốc từ thời Đường, gọi là Đường Phú. Theo tiếng Hán, "phú" chủ yếu là thể văn tả cảnh, nhưng thơ phú thường mượn cảnh để tả tình, tả cảnh vật để nói lên suy nghĩ nội tâm của con người. Thể phú được vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kì thi Hương và thi Hội, phú là một phần của tam trường.
Bài phú có hai yếu tố là vần và đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu thứ hai trong bài phú thì gieo vần, cấu trúc câu ngăn, dài không bó buộc khiến thể thơ mang hàm ý kể chuyện giống văn xuôi. Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, phần lưng, mở bài, phần biện nguyên, tìm gốc rễ của đề tài, phần thích thực miêu tả ý nghĩa, phần phú diễn, làm rõ ý và phần nghị luận, tổng kết vấn đề. Số câu trong một bài phú không nhất định, không giới hạn. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ.
Văn chương Việt Nam có những bài phú nổi tiếng như "Cư trần lạc đạo phú" của vua Trần Nhân Tông soạn bằng chữ Nôm.
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền
Vào thế kỉ 19, có bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng:
Ngán nhẽ tụng Tây hồ;
Ngán nhẽ tụng Tây hồ!
Vốn trước đã lở hầm toang hoác vũng;
Có lẽ đâu mọc đá nhấp nhô gò?
Người rằng nơi Long tử khoét làm vũng, bởi được bùa quái chú Huyền trao, vậy cáo trắng hách hơi vào đại trạch,
Kẻ bảo ấy Cao vương đào chặn mạch, vì mảng tiếng chuông thầy Khổn nện, nên trâu vàng theo dấu đến trung đô.
...
Phú chữ Nho có bài "Bạch Đằng Giang phú" của Trương Hán Siêu
Khách hữu:
Quải hạn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triệu dát huyền hề Nguyên, Tương,
Mộ u thám hề Vũ huyệt.
....
Nội dung một bài phú chủ yếu được dùng để miêu tả phong cảnh. Với đặc trưng không giới hạn số lượng câu, một câu không quy định số từ, thể phú thường diễn tả lại những cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó liên hệ với tâm trạng và cảm xúc con người.
Ở thời kì Trung đại, những nhà thơ thường dùng thể phú để miêu tả cảnh đẹp đất nước, vạn vật như cảnh trăng khuya, cây rừng, sông nước, chim muông, cảnh hoàng hôn, bình minh. Dựa vào cảnh vật, tác giả bộc lộ tình cảm, suy nghĩ nội tâm. Trong Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu nói lên sự kính trọng, biết ơn công dựng nước, giữ nước của các vị hảo hán, Cư trần lạc đạo phú thể hiện sự tĩnh tâm, lối sống tự tại, đơn giản của một nhà tu hành. Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi thì mượn hình ảnh hoa sen, miêu tả hoa sen trong giếng ngọc cốt để nhắc về giá trị, về tài năng của bản thân mình.
Như vậy, thể phú được sử dụng nhiều trong văn học cổ đại. Trong quá trình giao lưu, học hỏi và tiếp thu đã có nhiều biến đổi để phù hợp với văn phong và quan niệm của người Việt.
Dàn ý thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình.
Tham khảo dàn ý chi tiết sau nha!
Thuyết minh về nồi cơm điệnKhoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.
Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc - Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi.
Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.
Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài.
Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.
Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.
Nguyên lí hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra.
Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ "hâm nóng" để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.
Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm... Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.
Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm bảo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc.
Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện.
Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.
Với sự phát triển tốc độ của kỹ thuật số, giống như nhiều thiết bị, vật dụng khác, nồi cơm điện cũng được cải tiến từng ngày. Nồi cơm điện đi vào đời sống sinh hoạt, có mặt ở khắp thế giới và trở thành một phần trong cuộc sống của con người.
Tham khảo các ý khi thuyết minh về một thể loại sau nha:
1. Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:
Giới thiệu về các phần các mục của văn bản.Công dụng của văn bản.Cách làm.Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.2. Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý
Đặc điểm của thể loại:Về cấu trúc.Về âm thanh.Về nhịp điệu.Số câu, số chữ.Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.Tham khảo phần dàn ý ở trên nhé!