Quê hương

H24
Xem chi tiết
MN
7 tháng 2 2023 lúc 20:55

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 3+4)

TB:

''Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ''

+ Sau một đêm dài các tàu cá ra khơi và là một đêm thấm mệt của ngư dân thì họ trở về bến đỗ, cảnh thuyền về tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, vui vẻ.

''Khắp dân làng tấp nập đón ghe về''

+ Những người ở lại vui mừng đón những người ra khơi trở về nhà với sự vui mừng sau một đêm đánh bắt được nhiều cá.

''Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe''

+ Câu nói thầm cảm ơn của ngư dân với trời đã cho thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân yên tâm ra khơi, cho mẻ cá bội thu.

''Những con cá tươi ngon thân bạc trắng''

+ Rất nhiều loài cá được đánh bắt với vẻ ngoài tươi ngon, mang hương vị đặc trưng của biển cả.

Đánh giá của em về khổ thơ?

''Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng''

+ Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân chài. Họ vất vả sóng gió nên làn da cũng bị nắng gió làm cho thấm đẫm hương vị biển khơi.

''Cả thân hình nồng thở vị xa xăm''

+ Thân hình của người dân làng chài từ tay, chân, ánh mắt... đều mang hương vị của biển khơi thấm nhuần. ''Vị xa xăm'' cho thấy sự xa xôi của ánh mắt người dân khi hướng ra biển khơi. 

''Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm''

+ Bptt nhân hóa được sử dụng để nhấn mạnh vào việc chiếc thuyền cũng cảm thấy mệt mỏi sau một đêm dài làm việc vất vả.

''Nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ''

+ Tác giả đã khéo léo sử dụng bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy chiếc thuyền cũng đang cảm nhận rõ từng hành động đang chuyển động trong mình. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Tế Hanh

Đánh giá của em về khổ thơ?

Cảm nhận của em về khổ thơ

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
DH
7 tháng 2 2023 lúc 16:54

Bạn tham khảo dàn ý sau nhé : 

Cảnh đoàn thuyền trở về sau một đêm vất vả (4 câu thơ trước)
– Cảnh trở về cũng vô cùng vui tươi, náo nhiệt.
+ Hàng loạt tính từ “ồn ào”, “tấp nập” gợi không khí đông vui, sôi động.
+ Dân làng kéo nhau ra đón đoàn thuyền trở về, vui mừng phấn khởi khi trông thấy thành quả – những con cá tươi ngon thân mình bạc trắng đầy ắp khoang thuyền
– Lời cảm tạ chân thành chứa chan cảm xúc, thể hiện lối sống hiền hòa, chất phác và tấm lòng mộc mạc của người dân nơi vùng biển.
=> Với tình yêu quê hương và sự gắn bó sâu nặng, Tế Hanh đã tái hiện khung cảnh hết sức chân thực.

b Hình ảnh con người lao động tuyệt đẹp (4 câu thơ sau)
– Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tầm vóc
+ Dù trải qua một đêm dài lao động vất vả nhưng ở họ không hề xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi.
+ “Làn da ngăm rám nắng” là làn da đặc trưng của người dân làng chài, do nắng gió biển
+ “Vị xa xăm” là hương vị của nắng gió, hương vị trong hơi thở đại dương.
=> Người lao động hiện lên với vẻ đẹp linh hồn lẫn tầm vóc.

– Hình ảnh những con thuyền
+ Sau thời gian dài vất vả cùng người dân trên biển nó trở về dáng vẻ im lìm.
+ Hình ảnh nhân hoá giúp người đọc hình dung rõ nét dáng vẻ của nó
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế, thuyền không phải vật vô tri, vô giác mà sinh động, có hồn, gắn bó sâu sắc với con người và nhịp sống nơi đây.c. Đánh giá chung
– Vị mặn của biển, hơi thở của cuộc sống làng chài có lẽ đã thấm sâu vào da thịt Tế Hanh.
– Sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
– Giọng thơ mang đầy cảm xúc, nhịp điệu linh hoạt. => Tái hiện khung cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. Đồng thời gửi gắm nỗi nhớ thương, tự hào và tình yêu quê hương da diết.
Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DH
6 tháng 2 2023 lúc 20:12

Bạn tham khảo đoạn văn sau nhé: 

"Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

 

Bình luận (0)
KT
Xem chi tiết
DH
6 tháng 2 2023 lúc 9:29

Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ của mình qua hình ảnh " màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" 

Cảnh dân chài đi đánh cá trở về được miêu tả : Họ trở về  với mẻ cá bội thu, trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, cảm ơn mẹ Biển bao la đã cho họ nhận được thành quả lao động xứng đáng

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DH
6 tháng 2 2023 lúc 9:32

Hình ảnh con thuyền trong khổ thơ thứ hai làm em liên tưởng đến những người dân chài lưới. Họ mang vẻ đẹp lao động khỏe khoắn và mạnh mẽ, đang từng bước chinh phục biển cả mang về những mẻ cá bội thu xây dựng hạnh phúc ấm no cho gia đình

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
MN
3 tháng 2 2023 lúc 21:41

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh và khổ cuối bài thơ ''Quê hương''

TB:

Phân tích khổ thơ:

''Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

=> Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong tác giả khi phải ở xa quê
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

=> Đây là những dấu hiệu quen thuộc của làng chài - nơi quê hương của tác giả. Quê hương trong tác giả là những điều bình dị nhất và cũng là điều thân quen nhất.
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

=> Con thuyền chạy trên biển cũng làm cho tác giả nhớ quê hương bồi hồi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!''

=> Câu cảm thán càng cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết trong tác giả=> Qua khổ thơ, cho thấy tác giả Tế Hanh là người có tình yêu quê hương tha thiết đằm thắm...KB: Nêu suy nghĩ của em về tình cảm của TH đối với quê hương_mingnguyet.hoc24_
Bình luận (0)
DL
3 tháng 2 2023 lúc 22:14

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh

Mẫu: Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng - xơ từng nói: "Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người". Và những câu thơ trong "Quê hương" của nhà văn Tế Hanh đã làm cho em gặp được một tâm hồn người.

Thân bài:

- Nội dung bài thơ ?

- Dẫn vào khổ thơ cuối (Khổ 5):

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ: Sự trải lòng, lời tâm sự của tác giả về quê hương mình.
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi: Những sự vật quen thuộc được liệt kê
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi: Miêu tả sinh động, đặc sắc hành động con thuyền đồng thời thể hiện tài sử dụng chữ của tác giả (rẽ sóng)
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!: Cảm xúc dâng trào hơn.

-> Sau khi nói ra hết những tâm hồn tương nhớ vấn vương về quê hương, tác giả trở về cảm xúc của bản thân và nói ra những lời chân thực hơn bao giờ. 

--> Tác giả nhớ rõ, và để thể hiện thì bptt liệt kê được sử dụng: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi. Phải nhung nhớ, phải có một tâm hồn yêu thương quê hương đến chừng nào thì người mới tả được như thế.

--> Sau cùng, một lời chân thành tận đáy lòng được Người phát ra: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

---> Tình cảm của một người con nhớ quê được thể hiện qua từng câu thơ tưởng chừng như biết nói.

Kết bài:

- Tổng kết.

Mẫu: Khép lại, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã cho em nhìn nhận được một tâm hồn da diết với nỗi nhớ quê rất chân thực.

Bình luận (0)
TB
Xem chi tiết
MN
24 tháng 10 2022 lúc 22:32

1. PTBĐ chính: Biểu cảm

2. Qua hình ảnh: hoa bí, giậu mồng tơi, bờ dâm bụt, hoa sen trắng

3. BPTT: So sánh

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ giàu hình ảnh

Cho thấy vai trò của quê hương đối với mỗi người

4. NDC: Nói về tầm quan trọng của quê hương đối với mỗi người

5. 

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Quê hương được coi là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu khái chiếc nôi, nâng đỡ là gì?

Vai trò của quê hương:

+ Là nơi bình yên để ta trở về sau mỗi phong ba

+ Mang đến cho con trẻ nhiều ta niềm tin, điểm tựa để ta vững bước vào đời

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Lời nhắc nhở của nhà thơ trong bài thơ. 

Bàn luận mở rông:

Trái với sự coi trọng quê hương là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với quê hương?

Kết đoạn.

Trình bày vai trò của quê hương thêm một lần nữa.

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
MH
Xem chi tiết
MN
16 tháng 10 2022 lúc 8:16

2. Em có ghi thiếu không chứ đoạn này chị ko thấy có từ tượng hình

4. Vì nhân vật có tình yêu quê hương và sự gắn bó sâu đậm với mảnh đất ấy nên dù có đi đến nơi nào thì tình yêu ấy cũng không hề thay đổi.

Bình luận (0)
DL
23 tháng 9 2022 lúc 20:53

Gợi ý cách làm nha.

Mở đoạn:

- Giới thiệu bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

Ví dụ: Tế Hanh là một nhà thơ đã có nhiều tác phẩm thơ rất hay trong sự nghiệp sáng tác của mình. Một trong số đó là bài thơ Quê hương.

Thân đoạn:

- Nêu nội dung của bài thơ:

+ Tái hiện lại bức tranh lao động khỏe khắn của người dân làng chài.

+ Qua đó thể hiện tình cảm, nhớ thương quê nhà của tác giả.

- Ở khổ 2:

+ "Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng," cho thấy câu hát của gió khơi thể hiện tình cảm sự thân thiết gắn bó với cá bạc biển Đông của người dân làng chài.

+ "Cá thu biển Đông như đoàn thoi", tác giả sử dụng biện phá tu từ so sánh khơi gợi lên hình ảnh của cá thu biển Đông có cách bơi bầy đàn với nhau trông giống đoàn thoi. Qua đó, nhà thơ cũng nhân hóa sự sống của cá.

+ "Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng." nói đến cái đẹp về sự lao động của người dân làng chài. Đêm ngày chăm chỉ dệt lưới đánh bắt cá, hiện ra luồng sáng đẹp về sự chăm chỉ, tài năng của người lao động.

+ Câu cảm thán cuối khổ thơ thứ 2:"Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!", Tế Hanh vọng lên câu nói của tiếng lòng mình. Vừa muốn hòa nhập lại với sự lao động khi ra khơi đánh cá và vừa muốn thể hiện tình cảm của mình với người dân lao động.

- Ở khổ 3:

+ "Thuyền ta lái gió với buồm trăng" nói đến chiếc thuyền của người dân làng chài lướt gió, cánh buồm lướt cả trăng.

=> Sự lao động đẹp đẽ đêm ngày, con thuyền vô cùng mạnh mẽ.

+ "Lướt giữa mây cao với biển bằng," nói rõ hơn hoạt động của chiếc thuyền, không chỉ gió trăng mà còn lướt giữa mây cao với biển bằng.

=> Gợi lên sức lao động khỏe khoắn, quật cường của người dân làng chài.

+ "Ra đậu dặm xa dò bụng biển," nói đến hành động của người quê hương tác giả trước khi giăng lưới. Đó là phải dò biển xem chỗ nào có nhiều cá.

=> Tài năng lẫn trí tuệ, kinh nghiệm người dân làng chài càng làm đẹp lên bức tranh lao động.

+ "Dàn đan thế trận lưới vây giăng." Cuối cùng, xong thế trận thì người dân giăng lưới chờ cá vào.

- Nhận xét: em cảm thấy người dân làng chài không những mạnh mẽ, cường quật mà còn có sự tài năng trí tuệ và kinh nghiệm trong nghề được tích lũy qua nhiều năm

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề.

Ví dụ: Quê hương là tác phẩm thơ rất đặc sắc ở chỗ vẽ lên bức tranh lao động rất đẹp của người dân làng chài.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MN
4 tháng 9 2022 lúc 21:02

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi)

TB:

''Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng''

+ Tác giả sử dụng bptt liệt kê để cho thấy sự thuận lợi của thời tiết, dấu hiệu của một chuyến đi bội thu. 

''Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá''

+ Những ngư dân khỏe mạnh, mang theo tinh thần và những ước mơ về một mẻ cá đầy thuyền, họ là những người trẻ, mang theo đầy nhiệt huyết. 

''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''

+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng. 

''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''

+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.

''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''

+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài. 

''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''

+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.

Đánh giá của em về khổ thơ?

KB: Cảm nhận của em về khổ thơ

Câu cảm thán gợi ý: Ôi! Những con thuyền ra khơi đã làm nên một bức tranh biển đầy màu sắc và mang một sức sống mãnh liệt

Trợ từ gợi ý: là, chỉ...

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
DL
4 tháng 9 2022 lúc 19:36

Mở đoạn:

G.t bài thơ trên.

Thân đoạn:

- Nêu nội dung bài thơ.

- Dẫn vào cảnh trong bài thơ mà em thích (chẳng hạn) là cảnh thuyền cá ra khơi.

+ Miêu tả hình dáng, dáng vẻ dũng mãnh của con thuyền rẽ sóng được tác giả gợi lên qua các câu thơ.

+ Hình ảnh đó đại diện cho điều gì?, cho cái gì của người dân làng chài?.

+ Đây là hình ảnh lao động,...

+ Em cảm tháy hình ảnh này có ý nghĩa như thế nào?, có sự gắn bó thân thiết ra sao với tác giả và người dân miền biển.

- Nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa chiếc thuyền và con người.

- Gợi thêm những chi tiết cho thấy buồm thuyền to như mảnh hồn làng

+ Nêu lên ý nghĩa.

- Bổ sung thêm sự trở về:

+ Con người lúc này ra sao?

+ Con thuyền lúc này có dáng vẻ như thế nào?.

- Em có cảm giác gì về hình ảnh con thuyền khi nó ra khơi?.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ bản thân.

Câu cảm thán ví dụ: Ôi, một hình ảnh lao động đẹp đẽ dũng mãnh!.

Trợ từ cứ làm là có ha.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MN
28 tháng 8 2022 lúc 21:06

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống của quê hương)

TB:

"Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng

+ Thời tiết thuận lợi để dân chài lên thuyền ra khơi

''Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.''

+ Không chỉ thời tiết thuận lợi mà những người dân khỏe mạnh, lành nghề sẵn sàng cho một chuyến đi ra khơi với niềm tin mãnh liệt vào những mẻ cá. (Câu phủ định)

''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''

+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng. 

''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''

+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.

''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''

+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài. 

''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''

+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.

Đánh giá của em về khổ thơ?

KB: Cảm nhận của em về khổ thơ

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
DL
28 tháng 8 2022 lúc 17:20

Nhà thơ Tế Hanh đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống của quê hương qua cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá. Qua khổ thơ thứ hai của bài thơ "Quê hương". Vừa mở đầu đoạn thơ, một khung cảnh quen thuộc quyến rũ của làng chài đã được tác giả phác họa ra. Vào chính khung giờ đó, khi mà trời trong xanh, gió thì nhẹ nhẹ thoang thoảng buổi sớm mai hồng. Lúc này, dân trai tráng trong làng bắt đầu đưa thuyền ra và đánh cá - công việc quen thuộc mỗi ngày. Nhà thơ tiếp tục miêu tả đến con thuyền, nó nhẹ thôi nhưng hung hăng như con tuấn mã. Tác giả không dùng từ "con ngựa" mà dùng từ "tuấn mã" gợi ra sự tế nhị, sự tinh anh trong việc dùng từ ở câu thơ. Và sau khi tả thuyền, tiếp đến ông tả đến hoạt động của cả con người lẫn vật, dân trai tráng phăng lên mái chèo và thuyền thì mạnh mẽ vượt trường trang rộng lớn. Lúc này, vẻ đẹp nguy nga uy hùng được hiện lên rõ hơn nữa!. Tiếp đến, tác giả sử dụng biện pháp so sánh để so rằng cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Không chỉ so thôi, em còn cảm nhận được tác giả đang muốn trình bày việc con thuyền như một phần quan trọng của ngôi làng. Qua đó, thể hiện lên ý nghĩa của con thuyền với quê hương tác giả - một vẻ đẹp anh mãnh mà lại thân thiết và gắn bó vô cùng!. Câu thơ cuối của đoạn, tác giả nhấn mạnh lại vẻ đẹp đầy sức sống của con thuyền một lần nữa. Con thuyền rướn, cố gắng đưa tấm thân trắng trẻo rộng lớn của mình thâu gió lại để đẩy mình đi xa hơn nữa. 

$TueLam$.

Bình luận (0)