Ẩn danh
Xem chi tiết
MP
9 tháng 8 lúc 17:25

Tham khảo

- Biểu hiện của tính chất nhiệt đới đảm gió mùa:

+ Tính chất nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C. Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng. Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm

+ Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió: gió mùa đông: lạnh, khô; gió mùa hạ: nóng, ẩm.

+ Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. Độ ẩm không khí > 80%. 

- Liên hệ địa phương em: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.

Bình luận (1)
H24
9 tháng 8 lúc 18:14

Câu `1`: Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam

- Tính chất nhiệt đới

+ Nhiệt độ trung bình năm trên `20^o C` (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Số giờ cao, đặt từ `1400-3000` giờ/năm.

+ Cán bức xạ từ `70-100`kcal/`cm^2`/năm.

- Tính chất ẩm

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ `1500-2000`mm/năm

+ Độ ẩm không khí cao, trên `80%`

- Tính chất gió mùa

     Gió mùa đông

Thời gian: từ tháng `11` đến tháng `4` (năm sau)

Nguồn gốc: Áp cao Xi-bia

Đặc điểm:

 + Miền Bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông thời tiết lạnh, ấm.

 + Miền Nam: Tín phong gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ, còn Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô.

     Gió mùa hạ 

Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10

Nguồn gốc: Áp cao Bắc Ấn Độ Dương

Hướng gió: Tây Nam

Đặc điểm:

 + Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho phía đông Trường Sơn và Nam Tây Bắc.

 + Giữa và cuối mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều trên phạm vi cả nước.

 

Câu `2`: Sự đa dạng của khí hậu Việt Nam

- Phân hóa theo chiều Bắc Nam

 + Miền Khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên `20^o C`, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

 + Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên `25^o C`, có `2` mùa mưa và khô phân hóa rõ rệt.

- Phân hóa theo chiều Đông-Tây

 + Khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và núi ở phía tây.

- Phân hóa theo độ cao 

 + Khí hậu nước ta phân hóa thành `2` đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

 

     _animephamzih-hoc24.vn_

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
H24
7 tháng 8 lúc 17:23

Câu `1`: Đặc điểm vị trí của Việt Nam

- Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Nằm ở vị trí nội chí tuyến trong khu vực Châu Á gió mùa.

- Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

- Cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

Câu `2`: Các quốc gia tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam

 + Trung Quốc - phía Bắc

 + Lào và Campuchia - phía Tây

Câu `3`: Hình dạng và lãnh thổ đất liền của nước ta

- Có hình dạng chữ S

- Lãnh thổ

   Bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời

+ Vùng đất: diện tích `331 334` `km^2`, gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.

 + Vùng biển có diện tích khoảng `1` triệu `km^2` gấp hơn `3` lần diện tích đất liền

 + Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

Câu `4`: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phảm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu, sinh vật ở nước ta

- Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và phân hóa đa dạng.

- Khí hậu: một năm có `2` mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn.

- Sinh vật và đất: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng:

  + Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc-Nam và Đông-Tây.

  + Sinh vật và đất ở nước ta phong phú, đa dạng

Bình luận (0)
H24
7 tháng 8 lúc 17:31

Câu 5: Đặc điểm địa hình của Việt Nam

- Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, `3/4` diện tích lãnh thổ chủ yếu là núi thấp. Núi cao trên `2000`m chỉ chiếm `1%`.

- Đồng bằng chiếm `1/4` diện tích lãnh thổ

Câu 6: Đặc điểm địa hình ở khu vực đồi núi của nước ta

Câu 7: Đặc điểm địa hình ở khu đồng bằng nước ta

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
22 tháng 7 lúc 11:24

1. Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm:

- Vùng đất: Bao gồm phần đất liền và các hải đảo.
- Vùng biển: Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng trời: Bao gồm không phận trên vùng đất, vùng biển và không gian vũ trụ bên trên.
- Vùng lòng đất: Bao gồm toàn bộ phần nằm dưới vùng đất, vùng nước ở phía trong đường biên giới quốc gia.

Bình luận (0)
ND
22 tháng 7 lúc 11:25

2. Vùng đất nước ta có tổng diện tích khoảng 331.212 km2, bao gồm:
- Phần đất liền: Có hình chữ S, kéo dài 1650 km từ Bắc tới Nam.
- Hải đảo: Gồm hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.

Bình luận (0)
ND
22 tháng 7 lúc 11:26

3. Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển dài 3260 km không kể các đảo. Nước ta có 28 tỉnh và thành phố giáp biển.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
22 tháng 7 lúc 11:20

- Hệ thống sông Hồng: Bao gồm các phụ lưu lớn như sông Đà, sông Lô và các chi lưu như sông Chảy, sông Gâm.
- Hệ thống sông Thái Bình: Bao gồm các phụ lưu sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
- Hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang: Bao gồm sông Kỳ Cùng và sông Bằng Giang.
- Hệ thống sông Mã: Bao gồm các phụ lưu sông Chu, sông Bưởi.
- Hệ thống sông Cả: Bao gồm các phụ lưu sông Chu, sông Bưởi..
- Hệ thống sông Thu Bồn: Bao gồm các phụ lưu sông Tranh, sông Ly, sông Vĩnh Điện.
- Hệ thống sông Ba (Đà Rằng): Bao gồm các phụ lưu sông Krong Ana, sông Krong Nô.
- Hệ thống sông Đồng Nai: Bao gồm các phụ lưu sông Bé, sông Sài Gòn và các chi lưu như sông La Ngà, sông Đồng Nai.
- Hệ thống sông Mê Công (Cửu Long): Bao gồm 2 nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa.
Trong đó, hệ thống sông Mê Công (Cửu Long) là hệ thống sông lớn nhất ở nước ta và cả khu vực Đông Nam Á.

Bình luận (0)
CL
Xem chi tiết
T3
25 tháng 5 lúc 9:46

Địa điểm du lịch mơ ước của em là Quần thể danh thắng Tràng An.
1. Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
2. Tràng An sở hữu hệ thống núi đá vôi hơn 250 triệu năm tuổi. Tràng An là một khu du lịch sinh thái thuộc Quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An tại Ninh Bình. Với hệ sinh thái đa dạng như rừng núi đá vôi, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ học.......
3. Sản phẩm du lịch đặc trưng cả Quần thể danh thắng Tràng An là:
+ Nem yên nạc.
+ Rượu cần nho.
+ Thịt dê kho ướp tỏi. 

Bình luận (6)
H24
25 tháng 5 lúc 11:30

Địa điểm du lịch mơ ước của em là Vịnh Hạ Long

1. Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long.

2. Loại hình du lịch của em là nghỉ dưỡng.

3. Sản phẩm du lịch đặc trưng của em là

+ Sá sùng

+ Hàu

+ Sam biển.

Bình luận (0)
NL
25 tháng 5 lúc 12:59

Địa điểm du lịch mơ ước của em là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh , thành phố Hạ Long.

Loại hình du lịch của em là Du lịch biển .

Sản phẩm du lịch của em là Gà đồi Tiên Yên , Sam biển , Chả mực ,...

Bình luận (2)
TT
Xem chi tiết
H24
14 tháng 5 lúc 20:27

* Sự giống nhau:
- Cả hai đều là những con sông lớn, tạo nên những vùng châu thổ phong phú, là nơi sinh sống và làm ăn của con người từ thời xa xưa.
- Quá trình khai khẩn, cải tạo, chế ngự chế độ nước sông của cả hai con sông đều liên quan đến việc con người thích ứng với tự nhiên.
- Cuộc sống trên sông nước, gần sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông nước.

* Sự khác nhau:
- Quá trình khai khẩn và cải tạo châu thổ sông Hồng đã diễn ra từ thời xa xưa.
- Ngược lại, quá trình khai khẩn đồng bằng sông Mê Công (Cửu Long) gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên và bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thế kỉ XVII.
- Các cộng đồng cư dân đến từ phía bắc, cùng với những nhóm cư dân có mặt từ trước đã sát cánh bên nhau khai phá trên quy mô lớn, phát triển vùng đất Nam Bộ dần thành một trung tâm kinh tế của đất nước.

Bình luận (0)
H24
13 tháng 5 lúc 2:04

Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam

Bình luận (1)
H24
13 tháng 5 lúc 6:01

Thành phố đầu đảo tiên của Việt Nam tên là Phú Quốc

Bình luận (1)
T3
13 tháng 5 lúc 7:20

Thành phố đảo đầu tiên của VN tên là Phú Quốc ạ 

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
H24
9 tháng 5 lúc 21:20

Các tài nguyên biển và thềm lục địa của Việt Nam Tài nguyên biển và thềm lục địa của Việt Nam rất phong phú và đa dạng:
- Tài nguyên sinh vật: Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm, và nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.
- Tài nguyên du lịch: Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng.
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong vùng thềm lục địa. Các khoáng sản khác bao gồm 35 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển.
Vấn đề khai thác hợp lý tài nguyên biển và phát triển bền vững Đến năm 2030, mục tiêu là tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi.

Bình luận (0)
NL
9 tháng 5 lúc 21:34

 *THAM KHẢO:

_Các vùng biển của việt nam là :

 -Vùng biển Vịnh Bắc

-Bộ Vùng biển Bắc Biển Đông.

-Vùng biển Giữa Biển Đông.

-Vùng biển Nam Biển Đông.

-Vùng biển Vịnh Thái Lan.

_ Các tài nguyên biển và thềm lục địa và  tiềm năng là :

Tài nguyên sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng sinh học cao.

+ Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm, trong đó nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...

+ Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.

+ Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn.

- Tài nguyên du lịch:

+ Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng, là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển.

+ Một số địa điểm thu hút khách du lịch là: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),...

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong vùng thềm lục địa, như các bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.

+ Các khoáng sản khác bao gồm 35 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển. Trong đó, có giá trị nhất là ti-tan, cát thuỷ tinh, muối,...

- Ngoài ra, vùng biển Việt Nam có thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.

_ Vấn đề chủ yếu trong khai thác hợp lý và phát triển bền vững kinh tế biển ở nước ta hiện nay là sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
PT
8 tháng 5 lúc 20:53

Câu 1 

Đảo Phú Quốc

Câu 2

Loại rừng phổ biến ở nước ta hiện nay là rừng thứ sinh các loại

Câu 3

Đất phù sa ở nước ta chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông nên có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu.Do điều kiện hình thành và quá trình khai thác đã tạo ra các loại đất phù sa có tính chất khác nhau.

Câu 4

Dầu mỏ, dầu khíQuặng kim loại

Câu 5

Nhóm đất  mùn núi cao.

Câu 6

TK

- Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.

+ Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.

+ Các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....

- Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm: Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm. Cụ thể:

+ Suy giảm về hệ sinh thái: các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng. Sự biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm cho các loài sinh vật hoang dã mất môi trường sống.

+ Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là các loài động vật hoang dã.

+ Suy giảm về nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và thành phần loài sinh vật làm cạn kiệt và biến mất một số nguồn gen tự nhiên, nhiều nguồn gen bị suy giảm, trong đó có nhiều giống bản địa quý hiếm.

Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam:

+Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao ý thức về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.

+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; chống nạn săn bắt, sử dụng động vật hoang dã trái phép, khai thác thuỷ sản quá mức.

+ Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.

+ Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật, bao gồm cả môi trường

Câu 7

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Chúc bn thi tốt nhé

Điểm 10 lun nha!!!

Bình luận (0)
H24
13 tháng 5 lúc 11:15

Câu 1: Đảo có diện tích lớn nhất và có giá trị về du lịch, an ninh - quốc phòng là đảo Phú Quốc.

Câu 2: Kiểu rừng phổ biến nhất ở Việt Nam là rừng gió mùa thường xanh.

Câu 3: Đặc điểm chung của đất phù sa ở Việt Nam là chứa nhiều hữu cơ, ít bị bào mòn và được bồi đắp hằng năm.

Câu 4: Loại tài nguyên biển có giá trị lớn để phát triển ngành công nghiệp ở Việt Nam là dầu khí.

Câu 5: Khó khăn lớn nhất về vấn đề bảo vệ chủ quyền của vùng biển Việt Nam là tình trạng khai thác hải sản trái phép, vận chuyển hàng lậu, gây ô nhiễm môi trường, làm suy giảm đa dạng sinh học.

Câu 6: Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam được chứng minh qua vai trò quan trọng của đa dạng sinh học trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm.

Câu 7: Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NK
4 tháng 5 lúc 16:50

tham khảo nha :

- Tài nguyên ở vùng biển và thềm lục địa:

+ Tài nguyên sinh vật.

+ Tài nguyên khoáng sản, muối.

+ Tài nguyên du lịch.

+ Tài nguyên năng lượng biển.
không biết đúng đc 100 % không nếu sai thì tui xin lỗi 

Bình luận (0)
H24
4 tháng 5 lúc 20:50

Tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam rất phong phú và đa dạng, bao gồm:

- Dầu khí: Các mỏ dầu khí nằm trên thềm lục địa phía Nam.
- Hải sản: Khoảng 80% sản lượng cá hàng năm của Việt Nam đến từ vùng nước nông ven bờ, trong khi khoảng 90% sản lượng tôm được nuôi trong vùng nước lợ ven bờ.
- Khoáng sản: Các loại khoáng sản như cát, sỏi, và các nguyên liệu xây dựng khác.
- Năng lượng tái tạo: Tiềm năng phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời trên biển.
- Du lịch và dịch vụ: Các hoạt động du lịch biển, dịch vụ vận tải biển và các hoạt động kinh tế khác liên quan đến biển và đảo.
Ngoài ra, Việt Nam còn có các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa, cùng với hơn 3000 đảo và đảo nhỏ khác, tất cả đều có tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Bình luận (0)